Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012


Làm người chân chính!


Mới nghe qua sao mà khó thế? Thời buổi này có thắp đuốc giữa ban ngày cũng không dễ gì kiếm cho ra được người chân chính, thế thì tại sao lại đưa chủ đề này ra để làm gì nhỉ? Rất nhiều người sẽ đặt câu hỏi như vậy. Chân thật! Chính trực! Ôi, nghe sao mà xa xôi quá?! Cuộc sống bon chen chụp giật hằng ngày mấy khi ta bắt gặp được những từ ngữ đẹp đẽ này? Trẻ em bây giờ học đạo đức cũng có coi qua rồi quên bẵng đi mất, vì cha mẹ chúng còn phải giục đi học thêm Anh văn, vi tính, học đàn, học múa v.v… và v.v… Mấy ai đề cập đến những điều xa vời này. Thi thoảng thì mỗi khi trẻ phạm tội nói dối chẳng hạn thì bố mẹ thường la rầy một chút xíu rồi cho qua, nghiêm khắc lắm thì quất nhẹ một roi vào mông cho trẻ nhớ là từ nay không nên và không được nói dối nữa, thế là xong. Rất ít người giảng giải cho trẻ vì sao là cần phải nói thật, và sự chân thật đáng quý như thế nào. Thói quen này hình thành trong tư duy mỗi con người từ lúc trẻ, cho nên họ cho việc nói dối là chuyện thường ngày ở… huyện! Do vậy mà từ ngữ “Chân thật” dần dà mất đi chỗ đứng trong tâm hồn mỗi người.
Ngày ấy tôi mới lên năm,
Có lần tôi nói dối mẹ,
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn,
Ôm tôi hôn lên mái tóc…
- Con ơi, trước khi nhắm mắt,
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật!
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
- Con ơi, một người chân thật,
Khi vui muốn cười cứ cười
Khi buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu,
Ghét ai cứ bảo là ghét,
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Từ ấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ, tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật!
Những câu thơ của Phùng Quán viết cách đây hơn năm mươi năm nay đọc lại vẫn còn thấy thấm thía. Sự chân thật đã được người mẹ dạy cho con như thế. Vậy mà ngày nay chúng ta tự mình lãng quên đi điều tốt đẹp ấy trong rất nhiều góc cạnh của cuộc sống, từ xã hội, công sở, trường học rồi đến gia đình, mấy ai còn giữ được tính chân thật đẹp đẽ như vốn nó đã có. Mà nếu không giữ được chân thật thì làm sao trở thành người chính trực được?!
Ngay chính người viết bài này cũng đâm ra xấu hổ, vì có được làm người chân chính đâu?! Nói thì dễ quá, nhưng thực hành là một chuyện khác, giữ cho mình được sự chân chính thật khó biết bao?! Song chẳng lẽ vì lý do đó mà chúng ta lại lãng quên sao? Hãy nhìn lại mình, hãy tự vấn lương tâm mình đi! Làm người chân chính thật khó đấy, nhưng nếu bạn nhận ra được rằng, mình đang cố gắng nhưng chưa sống trọn vẹn ý nghĩa hai từ chân chính cao quý ấy được, thì ít ra bạn cũng là người chân chính rồi, vì bạn đã dũng cảm nhận ra những yếu kém của mình, thế cũng đã là chân chính!
( Gia dinh DAKBLA)

Đừng lãng quênTrong cuộc sống thường nhật của chúng ta hiện nay, mỗi lần nói đến sự chăm chút yêu thương, sự dịu hiền che chở, sự nâng niu trân trọng, thì người ta thường nhớ đến người mẹ hay là người bạn gái của mình, nói chung là người phụ nữ, vì hằng năm có rất nhiều ngày nhớ đến họ, như là ngày Valentine 14/2, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày dành cho mẹ (Mother’s day) vào chủ nhật thứ nhì của tháng 5 hằng năm, ngày Phụ nữ Việt nam v.v… Nhớ ơn là phải, vì người phụ nữ vốn dịu dàng, mảnh mai, cần được che chở, vì người mẹ cưu mang ta, sinh ra ta, nuôi ta bằng dòng sữa ngọt ngào để ta khôn lớn.
Song có một điều ít ai nhớ đến, và dễ dàng xí xóa khi được hỏi, đó là thế thì trong năm ngày nào dành cho người cha nhỉ? Hình như không ai biết cả, ngay như chính người viết bài này vẫn còn mù mờ, dù rằng nghe đâu các nước mừng lễ vào khoảng chủ nhật thứ ba của tháng 6 thì phải?! Thế giới quy định ra sao thì ta cũng không bàn đến, nhưng rõ ràng một điều là đối với người cha, chúng ta thường lãng quên, quên dành cho người một ngày trong năm để mừng lễ, để kính nhớ, để tỏ lòng hiếu thảo. Chúng ta thường nhớ đến mẹ, cái gì cũng mẹ mà quên đi cột trụ trong nhà đang vươn vai gánh vác vô vàn trách nhiệm để giữ vững cuộc sống cho cả gia đình, đó là người cha đáng kính.
Nói như thế có chông chênh quá chăng, vì cha hay mẹ gì cũng thế, cũng là bậc sinh thành, nhưng thường thì người cha dễ bị lãng quên hơn. Biết rằng chúng ta không bên trọng bên khinh, nhưng mỗi khi chúng ta nói đến người cha là nói đến một điều gì đó nghiêm khắc và thường hay mang tính trừng phạt những lỗi lầm của con cái, do vậy mà chúng ta ít nặng lòng hơn so với sự bao dung ôm ấp của người mẹ, và vì ít nặng lòng nên ít khi có những lời tâm sự với cha, do đó mà dễ quên.
Chúng ta lại quên rằng tuy người cha nghiêm khắc là thế, cứng rắn là thế nhưng tình thương của cha đối với con cái chẳng kém mẹ một chút nào đâu, người cha lại còn phải gánh vác gia đình, trách nhiệm đè nặng lên đôi vai vốn đã còm cõi mà ta đâu có biết?! Trên đời này có không ít người cha ỷ quyền cậy thế là mình làm ra tiền, là chủ gia đình nên ăn chơi trác táng và vô trách nhiệm, nhưng cũng có không ít những người cha đêm đêm vẫn miệt mài trên chiếc xích lô mong kiếm thêm vài cuốc xe đêm cho gia đình đỡ túng bấn, không thiếu những người cha miệt mài trên nắng gió biển khơi để kiếm tiền lo cho con cái ăn học, và cũng không hiếm những người cha vì bươn chải cho cuộc sống mà ra đi không trở về, để lại những vành khăn tang trên trán người quả phụ và đàn con bé dại.
Vậy thì hỡi ai đó, tuy chúng ta luôn nhớ đến người mẹ đáng yêu, nhưng cũng xin đừng quên người cha đáng kính của mình, hãy dành cho người một ngày nào đó trong năm để kính nhớ, để tỏ lòng hiếu thảo, để cho vầng trán khắc khổ kia ánh lên một niềm vui, tuy nhỏ nhoi nhưng đáng quý biết bao…
HUNGLAN 

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

MỘT THOÁNG DAKBLA



Một thoáng Đakbla
Văn Thành Lê
Dòng Đakbla, Đakbla vẫn ôm ghì thị xã. Như núi ôm mây, như mây ôm núi. Như vòng tay của anh dịu êm, dịu êm... Khúc hát “Tình yêu bên sông Đakbla” của nhạc sĩ Nguyễn Cường có một đoạn diễm tình như thế. Nghe nhạc đã bị con sông huyền thoại ấy réo gọi quay về, đến lúc được rong chơi cùng Đakbla càng cảm thấy có gì níu chân mãi.

Từ trên sân thượng của Khách sạn Indochine nhìn bao quát về phía Tây Nam, dòng sông Đakbla hiện ra như một chữ S mềm mại ôm lấy thị xã Kon Tum như ca từ của Nguyễn Cường. Nghe nói con sông này lạ lùng lắm, nước cứ tuôn chảy về phía Tây, ngược với cách nghĩ lâu nay của con người. Không lần nào về Kon Tum mà tôi không nhận ra ở nơi quanh quẩn con sông huyền thoại này một điều gì đó mới lạ vừa đủ để còn muốn lần sau quay lại.
Lần này, níu chân tôi là màu hoa rực đỏ của cây pơ-lang bên sông. Lúc đầu, gần chục người trong đoàn chúng tôi cứ quanh quẩn bên gốc cây cổ thụ, hết chụp hình lại quay sang nhìn ngắm cái màu hoa lạ lẫm ấy, chưa ai xác quyết nó là cây pơ-lang hay cây kơ-nia của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Cuối cùng, phải nhờ đến cô gái có cái đồng tiền lúng liếng ở Bến Sông Xưa, tên một quán cà phê đầu đường Bạch Đằng nhìn xuống sông Đakbla, mới biết cái cây có hoa đã đi vào thơ “thế là chị ơi, rụng bông hoa gạo” của Đoàn Thị Tảo ấy đích thị là hoa pơ-lang. Cái hoa chấm những cánh đỏ tươi lên bầu trời xanh biếc của Tây Nguyên nắng gió ấy, người miền núi rừng phía Bắc còn gọi một cái tên khác rất điệu đà là hoa mộc miên.
Đêm đầu tiên tôi đến, trời Kon Tum chợt có chút mưa. Một chút thôi, chỉ đủ làm ướt vài cọng tóc, nhưng chưa đủ để mường tượng ra cái không gian diễm tình mà Đoàn Việt Hùng đã mở ra trong truyện ngắn “Mưa trên sông Dakbla”. Một chút rượu cần trong bữa tối ở Khách sạn Indochine trước đó tan nhanh giữa cơn gió cao nguyên khi nhiệt độ ngoài trời xuống còn 14 độ. Ánh đèn đường nghiêng xuống trên những lối đi dọc theo triền sông. Thoảng đâu đó tiếng hát của nàng sơn nữ Siu B’Liêng từ trong “Mưa trên sông Dakbla” bước ra ngoài đời thực: Chân chúng ta cùng gặp theo một điệu/ Tay chúng ta cùng uốn theo một nhịp/ Đôi má ta chạm vào nhau… và nhận ra nhau. Huyền thoại Đakbla tan chảy trong từng nhịp chân song hành giữa đêm đầy hơi sương. Ngước nhìn dòng nước lặng lờ dưới trời đêm, chợt nghĩ đến ở một nơi nào đó, nơi ba con sông Sêsan, Pôkô và Đakbla hòa nhịp cùng nhau trong điệu chảy vô cùng, hẳn thanh âm của đại ngàn phải thâm trầm, sâu lắng lắm.
Từ khi đứa con Indochine hiện đại ra đời, khách sạn mẹ Đakbla có hình mái nhà rông Tây Nguyên gần đó bỗng trở nên lặng lẽ. Quán nhỏ bán hàng lưu niệm bên cạnh khách sạn cũ kỹ ấy cũng đã thay người quản lý. Quán vẫn để biển hiệu là Ngọc Linh, tên bà mẹ, nhưng người trực tiếp bán hàng giờ là cô con gái mang tên một loài gỗ quý, Cẩm Lai. 7 năm chưa đủ làm cho một quán hàng trở nên già, nhưng đủ để cho khách ghé qua cái thị xã nhỏ bé này “còn có chút gì để nhớ, để thương”. Buổi tối, khách trả một bức tượng nhà mồ đến 150 nghìn đồng, cô vẫn không bán, đòi đúng giá 180 nghìn đồng. Sáng hôm sau, khách quay lại lấy tượng, đưa tờ 200 nghìn đồng thì cô trả lại 50 nghìn kèm theo một nụ cười… khuyến mãi. Khách ngẩn ngơ - À, người Đakbla là thế?!
Cách đó không xa là quán ăn cũng tên Đakbla ở số 168 Nguyễn Huệ. Trên nền nhạc hòa tấu êm dịu, khách vừa thưởng thức những món ăn Việt, vừa thỏa sức nhìn ngắm những bộ sưu tập các vật dụng của các dân tộc Tây Nguyên. Anh Hồ Công Văn, chủ quán, hơn 30 năm trước từng đi làm công tác xóa mù chữ cho đồng bào trên này, trong một phút bất chợt nào đó bỗng nhận ra cái đẹp hút hồn của bức tượng nhà mồ người Ba-na, chiếc gùi người Xê-đăng, chiếc chiêng người Ê-đê... Văn đã bị Tây Nguyễn huyền hoặc níu chân, cuối cùng neo cuộc đời mình bên bến sông Đakbla, mượn tên sông về làm tên quán, giới thiệu khách phương xa các đặc sản của núi rừng Tây Nguyên như rượu cần, cơm lam, các món nướng của người Ba-na... Có điều, đối với các bộ sưu tập cũ kỹ đã từng lưu lại trong anh nhiều kỷ niệm buồn vui, anh để riêng một nơi, không bán. Hiện, anh có gần 100 bộ sưu tập với hơn 500 hiện vật, một sự hòa quyện của các nền văn hóa bản địa.
Đến Kon Tum mà không dành chút thời gian tản bộ dọc theo ven sông Đakbla là coi như chưa hiểu hết Kon Tum – cô gái lúng liếng đồng tiền ở Bến Sông Xưa bảo thế. Hãy đến và thử nghe Lyna Chăm Nguyên hát “Chiều Đăkbla” của Quỳnh Hợp, bạn sẽ biết điều đó đúng sai thế nào: …Dòng Đakbla êm đềm/ Gió cao nguyên rong chơi… Sóng lăn tăn vỗ bờ/ Ai đứng chờ đợi ai.../.
Văn Thành Lê

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

HÃY CƯỜI MỖI NGÀY



Cười mỗi ngày…

Cười là thần dược trị được cả bệnh thể xác lẫn tâm hồn.
Cười làm cho ta cởi mở bao dung và có một tinh thần lạc quan yêu đời.
Cười làm tăng hồng huyết cầu và lá lách hoạt động tích cực hơn.
Cười làm tăng sinh lực khiến ta vui vẻ, lanh lợi và thêm lòng yêu thương.
Cười làm cánh cửa cảm thông rộng mở thật dễ dàng với mọi người.
Cười mỉm, cười nụ, cười ra tiếng làm khuôn mặt chúng ta dễ mến hơn.
Cười làm thư dãn các bắp thịt trên mặt tan biến những căng thẳng.
Cười làm toàn thân được nhẹ nhàng thanh tịnh, thư thái và an lạc.
Cười giúp ta tránh được tâm trạng cay đắng khổ đau, phản ứng kịp thời.
Cười giúp cho tâm hồn lành mạnh và thêm khả năng sáng tạo mọi việc.
Cười nhiều tránh được buồn nản, dễ thành công vì tiếng cười là trí tuệ.
Cười là khoảng cách nhất giữa hai tâm hồn, là biết nghệ thuật sống.
Cười dễ vui theo cái vui của người khác, hoan hỷ như mình thành đạt vậy.
Cười có thể làm tan đi nỗi bực mình, buồn phiền của người đối diện.
Cười giúp ta vui sống hiện tại, quên hết quá khứ và lo lắng về tương lai.
Cười giúp ta trở về với chính mình, tức là thực sự trở về đời sống mới.
Cười có nhiều lợi ích cho ta về sức khỏe, tinh thần và cảm xúc tâm linh.
Cười giúp hồn nhiên, tươi sáng và có nhiều khả năng chống lại bệnh tật.
Cười giúp các tế bào loại T trong máu tăng lên, có sức đề kháng mạnh.
Cười làm giảm phong thấp, các khớp xương đỡ bị sưng và chống sưng.
Cười làm giảm các chất hooc môn (cortisone) trong thận, sẽ sống khỏe hơn.
Cười tránh được nhức đầu, đau tim, cao huyết áp và mỡ trong máu.
Cười giúp tống khứ các khí dư, thêm nhiều dưỡng khí cho bộ não thông minh.
Cười làm tăng máu, làm con người luôn tỉnh táo.
Cười làm cho ánh sáng nội tâm thể hiện, thấu suốt mọi sự vật.
Cười giúp những nét muộn phiền tan biến, gương mặt trở nên tươi trẻ ra.
Hãy đem lại cho mọi người những nụ cười lành mạnh, bởi vì chính những nụ cười này mang lại cho họ niềm an ủi trong những khi đau khổ và khích lệ những khi tuyệt vọng.
Hãy cười mỗi ngày bạn nhé.
PTH sưu tầmGXDAMINH.NET

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

CAI RƯỢU

Các bạn thân mến !
Tôi cũng vừa uống rượu về đây!! ! nhưng tình cờ đọc trên mạng thấy bài này "hợp " với các bạn nhậu , nên đưa lên . . . các bạn đọc xem có nên " cai rượu " không ?

Cai Rượu
Tôi biết nhậu đã được mấy chục năm rồi . Cái hay không thấy đâu, mà cái dở, cái thất bại vì nó thì không sao kể hết !!!

Nhớ lại hồi chưa uống rượu, mỗi lần thấy người say tôi vừa sợ sợ vừa coi thường. Không hiểu sao cay đắng như vậy mà họ lại thích uống. Tôi hỏi thầy giáo, ông trả lời: Đây là sự kiện tâm lý, trong sách vở gọi là "Khoái lạc trong đau khổ". Như ăn tô phở vừa nóng vừa cay mới thấy ngon. Người ta đã từng sáng tác bài hát Thú Đau Thương đó thôi. Cũng có người làm luận án Tiến-Sĩ với đề tài Sự Đau Khổ Trong Tình Yêu...Nhằm lý giải cho những đam mê, nghiện ngập.

Nhưng yêu nhiều đâu có chết. Có nhiều ông năm bảy vợ, nhân tình cả đống, vẫn sống nhăn răng ra đấy thôi, mà người ta lại làm ra rất nhiều luật lệ, những hàng rào luân lý phức tạp để ngăn cản cái sự yêu. Chưa thấy bác sĩ nào nói: Không được yêu! Chết đó! Nhưng với rượu, ông ta sẽ nói: Uống nhiều, chết đó. Khổ nỗi ông không xác quyết chết đứ đự ngay hôm nay hay ngày mai, cho nên người ta đâu có sợ.

Tới đây, tôi nhớ lại nhân vật NiNo trong God Father. Khi bác sĩ hỏi: "Mới sáng bảnh mắt mà mày đã xỉn vậy hả ? Cứ đà này mày chỉ sống được 5 năm nữa thôi nha". Nó mừng rỡ, nhảy chồm tới ôm hôn bác sĩ và hét toáng lên: "Những 5 năm nữa kia à? Có thật không ?". Bởi vì nó không thiết sống nữa, uống rượu say cho quên một cõi đi về. Nói khác đi là nó muốn dùng rượu để tự tử. Như vậy chưa chắc nó đã thích hay nghiện rượu, mà do nơi cái đầu của nó. Đây mới là điều quan trọng.

Não bộ điều khiển toàn bộ suy nghĩ, hành động của con người mà rượu tác hại rất mạnh vào óc và hệ thần kinh . Mỗi một lần say rượu là có hằng trăm ngàn nơ-ron chết đi, những tế bào thần kinh này lại sẽ không bao giờ được thay thế nữa, cho nên uống rượu càng dài lâu thì trí óc càng mờ mịt càng mụ mẫm.

Tôi vốn dĩ là một thanh niên yêu đời, năng hoạt động . Trước đây tôi là thầy giáo dạy Trung Học, vì thời thế chuyển về làm ruộng . Cái nghèo đã làm cho tinh thần tôi xuống rất thấp, cho đến khi bạn bè cùng trang lứa đều vượt biên hết còn trơ thân cụ, tôi càng buồn và tìm giải thoát nơi chai rượu .

Đến thời mở cửa, tôi lao ra làm kinh tế, thương mại thì phong trào đãi đằng đối tác như nấm độc rộ lên sau cơn mưa . Đi đến đâu, ngày nào trong tuần cũng có mánh nhậu . Khởi đầu công cuộc làm ăn cũng nhậu, việc đang tiến triển nhậu, việc thành công cũng nhậu ăn mừng mà dù có thất bại cũng nhậu cho bớt buồn .

Trong khi cả thế giới đang cấm quảng cáo rượu bia và thuốc lá thì ngay tại cái chợ rất nhỏ ở quê tôi có tới mấy tiệm nhậu, cả chục nơi bán rượu đế và hai ba đề-bô bia nước ngọt. Nghe báo đăng thì cả nước tiêu hết cả mấy triệu lít bia trong ba tháng hè.

Và việc gì phải đến đã đến:

Tôi đang bị bệnh thần kinh, hệ quả tất yếu của bia rượu. Sau nhiều ngày bạc nhược, mẹ và vợ tôi thúc giục, tôi đã vào Trung Tâm Y tế để khám ở khoa Thần Kinh thương nhớ(tâm lý). Ở vách tường có dán những khẩu hiệu, bích chương, tôi thấy dòng chữ: Hãy nói lên sự thật, chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn .

Khi bác sĩ hỏi các triệu chứng, tôi khai:

-Biếng ăn , mất ngủ liên tục .
-Gặp nhiều ác mộng .
-Không có ai gần đó mà vẫn nghe gọi tên mình.
-Ở phòng riêng mà vẫn nghe rõ ràng những mẩu đối thoại của người khác, hoặc những bản nhạc đã từng nghe qua.

Bác sĩ hỏi tôi:

-Có uống rượu không, bao lâu rồi?

Tôi trả lời:

-Mới uống được có 29 năm .

-Bệnh của anh hoàn toàn do rượu, bệnh lý là Đoạn Thần Kinh. Bây giờ tôi có thể biên toa để anh mua thuốc uống cho khỏe lên, hoặc anh uống thuốc cai, tôi sẽ viết giấy giới thiệu lãnh thuốc ở các Trung tâm Y Tế, không mất tiền. Nếu anh còn uống rượu bệnh sẽ chuyển sang thời kỳ thứ ba. Giống như người bị LIỆU . Có ai nói to sẽ giật mình và làm theo điều họ nói, rất nguy hiểm khi lái xe hay đang ở trên cao .

Cuối cùng tôi quyết định: ĐI CAI.

Trước đây tôi đã bỏ rượu mấy lần. Lần ngắn, lần dài cũng được chừng 3 tháng. Vùng tôi ở nếu đi tu luôn thì thôi, chứ còn chường mặt nơi hội hè đình đám, gặp các chiến hữu cũ, thì thật khó lòng từ chối nâng ly. Ở VN dân nhậu lại có cái "đức tính" hay ép rượu: "Mày không uống được, cứ nhậm môi, còn bao nhiêu tao uống hết. Anh em mình tình nghĩa chia một ly......".

Uống rồi về nhà vật vã, hoặc nằm bẹp (nói theo kiểu Mẹ tôi) như thằng chết rồi. Nghe trong mình đau đớn như người bị đánh. Lúc đó lại tự giận mình, tại sao lại quá yếu đuối như thế, mình không uống thì đâu có ai đè mình ra mà đổ rượu vô họng???

Đã có quá nhiều tài liệu, sách vở nói về sự tác hại của rượu, tôi chỉ kể một chút chuyện mình và xin thành thật tâm sự . Tôi đã bị rơi xuống vực sâu rượu chè, nhưng cũng cố gắng kêu lên cho những người đang đứng trên bờ: "Đừng nhảy xuống, chết đấy".

Có lần sau bữa nhậu, mệt quá, tôi ngất đi hồi lâu . Tỉnh lại, chung quanh tôi, rất nhiều người trẻ cũng như già đang ngụp lặn trong giòng nước xoáy rượu chè mà còn hô to :"zdô- zdô". Rồi vỗ tay, đập bàn la hét.

Có nhiều ông bụng bự như cái trống chầu vì sưng gan, da vàng nghệ như ếch xào lăn, mà vẫn chưa sao bỏ được rượu.
Ở các quốc gia nghèo nàn, lạc hậu cơm không đủ ăn, nhưng tiền mua rượu thì phải tìm cho có dù phải bán vợ đợ con.

Tôi nhớ câu chuyện kể về sự nguy hiểm của rượu .

Quỷ Sa Tăng nói với một người đàn ông: Ta sẽ cho người giàu có nhưng phải làm MỘT trong BA điều sau đây: Thứ nhứt phải đốt nhà, thứ hai phải giết mẹ, thứ ba phải uống rượu .

Anh ta suy nghĩ cặn kẽ : Mình đốt nhà rồi cháy lây qua hàng xóm, giàu có đâu chưa thấy đã bị vào tù. Giết mẹ đã trái luân thường đạo lý mà rồi không bị tử hình cũng lãnh án chung thân. Thôi ta nhận uống rượu đã khoái khẩu mà không hề phạm đến ai .

Anh liền được quỷ cho trở nên giàu nứt đố đổ vách, ngày nào cũng say rượu quay cuồng, cho đến một hôm vì say quá , mất cả lý trí nên châm lửa đốt nhà, mẹ già ngăn cản anh ta xô mẹ ngã vào đống lửa chết, nên phạm hai tội một lúc, đời tàn trong lao tù .

Một điều không thể chối cãi được : VN bây giờ người người nhậu, nhà nhà nhậu, cả nước nhậu. Từ những nhà hàng cao cấp nơi phố thị, cho đến quán cóc trong ngõ hẻm hay những ven chợ miền quê, biết cơ man nào là quán nhậu . Tiền bạc, sinh lực, gạo thóc và cả hạnh phúc gia đình đã đổ ra chan hoà vào những buổi tiệc, và sau đó còn biết bao hệ luỵ như tai nạn giao thông, ẩu đả, hiếp dâm hay giết người vì người say không còn trí óc sáng suốt nữa .

Thế mà khi nghe tin tôi đi cai rượu, khối người đã cười khinh khỉnh, nói rằng thằng đó hết xài, còn chơi với ai được v v...

Năm nay tôi chưa tới 50 tuổi, tôi còn yêu đời lắm, ngu gì mà chết vì ly rượu cỏn con.

Chung Mốc


Nguồn: http://4vn.eu/forum/showthread.php?t=28419#ixzz1vKBtxdj1

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

CUỘC ĐỜI ĐEN


Cuộc đời đen ?

Bạn ít tiền? Bạn không sở hữu mộ gương mặt đẹp? Một đôi chân dài thon thả ngút ngàn? 




Bạn đau khổ vì người yêu đã bỏ bạn ra đi? Tinh thần bạn sụp đổ vì những dự án, những kế hoạch đề ra đã thất bại? Hoặc vì 1 lý do nào đó làm bạn cảm thấy như mình đang ở tận cùng thế giới??? 

Nếu vậy thì hãy hít một hơi xem những bức hình này:

Người giàu có nhất mà tôi từng biết

Ăn mày thì có đến 1001 kiểu ăn xin, trẻ có, già có, thanh niên có. Có người thì giả đau khổ tàn tật để xin tiền, có đứa thì bị chính cha mẹ chúng bắt đi ăn xin, có người thì lừa đảo những người tốt bụng để lấy được tiền. Có những người còn trẻ tuổi, còn sức khỏe mà chỉ biết ngửa tay xin tiền, đi lừa người khác. Thế nhưng không phải tất cả những người ăn xin đều là những con người xấu.

Có những người bị tàn tật bẩm sinh, họ ko còn gia đình, ko có khả năng kiếm sống, nhưng tấm lòng của họ còn hơn khối người nhà giàu đi xe đắt tiền.

“Người Giàu” nhất mà tôi từng biết. Tôi đã không ủng hộ gì về vật chất cho các bạn “láng giềng” Trung Quốc khi họ gặp phải đợt thiên tai động đất kinh hoàng vừa qua. Trong khi hơn một tỷ dân của họ, tất cả đều hướng về những số phận bất hạnh…

Một bạn trẻ, cũng bất hạnh, chính xác là vô cùng bất hạnh, bạn ấy bị dị tật bẩm sinh, bạn ấy phải đi ăn xin…Thế nhưng bạn ấy đã hành động như một…Người Giàu Có – Hảo Tâm.

Bạn ấy đang tiến dần đến thùng quyên góp…Bạn ấy vét hết cả số tiền trong cái bát: “Tôi muốn được quyên góp!”








Chưa hết, bạn ấy tiếp tục móc túi quần mình: “Tôi vẫn còn tiền!”
Số tiền không nhiều, chỉ có…12 Nhân Dân Tệ (Khoảng 30.000VNĐ), và hẳn đó là tất cả những gì bạn ấy có…
Chúng ta, những người lành lặn, mạnh khoẻ, hoàn hảo, ít nhiều cũng làm ra tiền, chúng ta đã làm được những gì cụ thể khi suốt năm qua là tai nạn, là lũ lụt, là hết cơn bão này đến cơn bão khác hoành hành???

Thật xấu hổ thay cho những kẻ chân tay còn lành lặn, còn đi lại thoăn thoắt mà cứ giả tàn tật vác bị đi ăn mày, đánh lừa lòng hảo tâm của bao người khác.

Tôi cứ xem đi xem lại hình ảnh này rất nhiều lần. Và tôi nhận thấy, bạn ấy đúng là "Người Giàu" nhất mà tôi từng biết!

Châu Phi đói khát – Châu Phi rách nát

Bức ảnh cũ rích và đã được post trên rất nhiều diễn đàn nhưng hôm nay mình vẫn sử dụng lại vì mình thấy hình ảnh này nó “thật một cách trần trụi” và khiến cho người xem phải chạnh lòng…

Một bức ảnh khác cũng không mới mẻ hay xa lạ gì: một bàn tay bé xíu, ốm yếu, còi cọc của the BLACK lọt thỏm trên bàn tay the WHITE. Nhìn thương lắm….

Thật xấu hổ thay cho những kẻ chân tay còn lành lặn, còn đi lại thoăn thoắt mà cứ giả tàn tật vác bị đi ăn mày, đánh lừa lòng hảo tâm của bao người khác.

Tôi cứ xem đi xem lại hình ảnh này rất nhiều lần. Và tôi nhận thấy, bạn ấy đúng là "Người Giàu" nhất mà tôi từng biết!

Đói:Đó là nạn đói, bây giờ tới nạn khát...Uống nước tiểu bò để chống chọi với cơn khát bên đó là chuyện bình thường.

Có những ánh mắt, những khuôn mặt, những cái nhìn…rất khó quên…


Bạn đang buồn phiềm vì gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, nhưng biết đâu rằng ở đâu đó cũng có những số phận hẩm hiu, khổ đau hơn bạn...

( Nguồn Hoang Guitar)

Bài đăng phổ biến