Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

KONTUM ĐIỂM ĐẾN CỦA DU LICH TÂY NGYÊN

DU LỊCH KONTUM
Có đường biên giới chung với Lào và Campuchia, Kon Tum hiện là một trọng điểm phát triển kinh tế và du lịch của Tây Nguyên. Nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, đầy quyến rũ, hấp dẫn đối với những tour du lịch sinh thái.
Ở phía bắc, tỉnh có dãy núi đá hoa cương với đỉnh Ngọc Linh cao hơn 2.500 m, đỉnh Ngọc Phan hơn 2.000 m, nơi bắt nguồn của những dòng sông chảy về miền Trung, như sông Tranh, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba... Kon Tum còn giữ được những khu rừng nguyên sinh và đặc dụng, như Chưmon Ray, Đác Uy, Sa Thầy.
Trên cao nguyên Mang Đen có rừng thông bạt ngàn, có hồ Yaly và những dòng sông đã đi vào huyền thoại như Dah, Bla, Pô Kô... Giữa núi rừng hoang sơ và hùng vĩ là những buôn làng của đồng bào các dân tộc: Ba Na, Brâm, Gia Rai, Xê Đăng, Rơ Măm... Nơi đây vẫn còn giữ nguyên vẹn những lễ hội của ngàn xưa, như lễ đâm trâu, lễ ăn cơm mới, lễ tế thần linh, lễ bỏ mả...
Đến với Kon Tum, du khách còn được thưởng thức hương vị rượu cần, nghe cồng chiêng, đàn T'rưng, Klông Pút... Được chiêm ngưỡng những nhà rông cao chót vót, trang trí hoa văn lạ mắt. Tại thị xã Kon Tum, bên cạnh những nhà rông thông thường còn có nhà thờ gỗ hơn 100 năm kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và kiến trúc dân gian của người dân tộc rất độc đáo. Nơi đây còn có chùa Bác Ái được sắc phong từ thời Bảo Đại.
Du khách đến với Kon Tum là thực hiện cuộc hành hương trở về với chiến trường xưa, với những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử đấu tranh của dân tộc. Đó là Đác Tô - Tân Cảnh, mảnh đất đầu cầu của cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam; đồi Charlie; đường mòn Hồ Chí Minh; ngã ba Đông Dương huyền thoại.
Ông Trần Thế Dũng, Trưởng phòng Kinh doanh lữ hành nội địa Công ty Du lịch Thanh niên TP HCM, khi đến Kon Tum đã nhận xét: "Cũng là một tỉnh của Tây Nguyên nhưng du lịch của Kon Tum có sức hấp dẫn kỳ lạ, bởi vùng đất này còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết".
 Theo vnexpress.net


Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

KÝ SỰ

Vị đắng những chuyến đi xa
Ký sự "quá giang"
VỊ ĐẮNG NHỮNG CHUYẾN ĐI XA

Những cảm nhận thức tế của một nhà báo Việt Nam về sự tụt hậu khi đất nước vừa mới mở cửa, hội nhập cùng thế giới.
Bài này đã đăng trên báo Xuân Tuổi Trẻ năm 1989- 22 năm rồi. Có lẽ đó là lần đầu tiên cụm thuật ngữ "ký sự quá giang" được sử dụng trên báo. Cũng chỉ là mượn chuyện người khác mà nói tâm sự của mình. Thật ra thời nào có khó khăn của thời đó, điều quan trọng là khó khăn có được thay đổi hay không. Rõ ràng, những khó khăn trong bài ký sự gần như không còn nữa, nhưng cũng không có nghĩa là tất cả mọi chuyện đều đã dễ dàng trôi qua. Đó là lý do để nó được đưa vào tập hợp những bài báo xuất bản lần này.
***
Một đồng chí giám đốc thuộc loại trẻ, có học thức, sau khi kể với tôi chuyện đi Tây, đã than : “Phải chi nhà báo các ông được đi nhiều để viết cho dân mình, cán bộ mình cùng đọc, cùng hiểu cái thân phận nghèo nhất thế giới của chúng ta mà đủ nhục như cái nhục mất nước, vậy mới quyết chí vươn lên nổi”.
Nhưng thưa bạn đọc, nếu chờ đến lượt mình đi nước ngoài thì “còn khuya”, nên tôi mạn phép mượn lời kể của những nhà quản lý mà tôi đã gặp sau những chuyến đi học tập xứ người, để viết bài ký sự dưới đây.
“Phải chi nhà báo các ông được đi nhiều để viết cho dân mình, cán bộ mình cùng đọc, cùng hiểu cái thân phận nghèo nhất thế giới của chúng ta mà đủ nhục như cái nhục mất nước, vậy mới quyết chí vươn lên nổi”. Lê Công Giàu(1989) : Nguyên giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố HCM.
Có một người ngoại quốc từng muốn “ngủ một giấc, sáng ra thấy mình là người Việt Nam”. Câu nói này hình như chỉ để mở đầu cho những chuyện cổ tích!
Lần đầu tiên đến Thái Lan, ngồi đợi ở sân bay Bangkok, tôi thấy một đoàn người xếp hàng dài dưới nắng mà không được vào ga. Hỏi ra mới biết đó là những thanh niên Việt Nam chờ máy bay chở đi lao động ở Trung Đông. Họ không được phép vào ngồi đợi máy bay ở nhà ga như nhũng hành khách khác. Tôi không hiểu tại sao, nhưng cảm thấy nhục vì người Việt Nam mình đi nước ngoài, đặc biệt các nước tư bản, là phải đi qua cửa ngõ sân bay Bangkok - thay vì chỉ cần qua cửa ngõ Tân Sơn Nhứt của ta - rồi từ đó mới đáp máy bay đi tiếp. Cho nên phải chịu bao cảnh ngang trái đau lòng. Trở lại chuyến đi lao động ở Trung Đông. Một người bạn ngồi ở phi trường với tôi hôm đó đã kể rằng : Người Việt Nam đi Trung Đông để đào kênh qua sa mạc, lao động cực nhọc, thỉnh thoảng còn bị đánh đập, vì nước người ta là tư bản. Có anh xa vợ lâu ngày mà bên Trung Đông cái khoản phụ nữ là đặc biệt cấm kỵ nên khi về đến Thái Lan, bao nhiêu tiền dành dụm, đem ra ăn chơi xả láng, và mắc bệnh, không dám về Tổ quốc nữa. Nhân chuyện này, tôi nhớ có lần tôi đi dự một hội nghị du lịch tại Tiệp Khắc, ở đó, tôi đã xem trên truyền hình một bộ phim tài liệu hình sự, diễn ra cảnh các thanh niên Việt Nam lao động hợp tác tại Tiệp Khắc thanh toán nhau bằng búa. Tôi chợt hiểu tại sao tôi đón mãi mà xe buýt không dừng, đến khi mang huy hiệu phái đoàn Nhật thì mới đón được xe. Cũng không lạ gì cảnh người Việt mình ở Matxcơva không dám chào nhau bằng tiếng Việt vào thời điểm có một thanh niên Việt Nam giết một cảnh sát vì bị bắt quả tang nấu rượu lậu.
Còn đâu những huyền thoại về người Việt Nam anh hùng? Khi tôi đến nước Pháp hào hoa, đi ăn ở restaurant với mấy anh bạn Việt kiều, những ông khách bàn bên cạnh thấy chúng tôi là người châu Á, hỏi : “Mày là người nước nào ?” Tôi chưa kịp trả lời, đã nghe người bạn Việt kiều : “Người Nhật ” - “A ! ông khách ngoại quốc kêu lên - nước Nhật của ông giỏi lắm. Xin cụng ly chúc mừng ông !”. Một lần khác tôi được giới thiệu là người Phi Luật Tân, thì người ta nói : “Nước ông còn đỡ hơn Việt Nam”. Ở Matxcơva tôi thử nói là người Trung Quốc xem sao, thì nhận được câu trả lời : “Ông nên gửi hàng thêm. Hàng của nước ông tốt lắm. Còn hàng Việt Nam ở Nga thì quá tệ”
Đó chỉ là những câu nói vô tình vì họ không biết tôi là người Việt và chính vì vậy, những câu nói đó chứa đầy vị đắng của sự thật. Lâu nay chúng ta cứ đóng cửa ca ngợi nhau mà không biết thế giới đang ngày càng vượt quá xa chúng ta. Có dịp đi bàn chuyện buôn bán , làm ăn ở một nước Tây Âu tôi mới thấy hết cái lạc hậu của mình. Ở một nước tư bản, cán bộ kinh doanh của ta khi ngồi vào bàn đàm phán còn hỏi : “Các ông huy động vốn, được cấp vốn bao nhiêu? Mà không biết rằng họ là tư bản, làm gì có khái niệm “cấp” hay “huy động” như chúng ta. Một điều đáng buồn nữa là trong khi thế giới người ta đã quan niệm quan hệ là : “hai bên cùng có lợi” thì cán bộ ta cứ nghĩ chuyện “đề nghị tài trợ, giúp đỡ”, nghĩa là cứ tính chuyện xin-cho.
Có lần tôi cũng tự sỉ vả mình, vì tỏ ra choáng ngợp trước không biết cơ man nào là hàng hóa trên những đường phố Bangkok. Tôi đã đi lại hàng giờ trước cửa hàng bán lốp ôtô xếp cao như núi, mà nhớ lại nỗi cay đắng của mình khi làm đơn xin duyệt một cái lốp ôtô, chờ cả tháng trời, lại xuống Vũng Tàu mới có. Khi đến Singapore tôi mới khám phá ra rằng nỗi vui của tôi khi đọc tin trên báo chí, mình ca ngợi một số nhà máy dệt “hiện đại hóa thiết bị” nhập máy mới rẻ, tiết kiệm cả triệu đôla là chuyện buồn cười.
Singapore, Nhật, CHLB Đức đâu còn muốn dệt vải nữa vì nhân công quá đắt. Ta cảm ơn họ rối rít trong khi lẽ ra họ phải cảm ơn chúng ta mới đúng, vì đã lãnh “của nợ” giùm họ (dù của nợ này cũng tốt chán với chúng ta). Chẳng qua chúng ta thiếu thông tin, như anh mù xem voi: đụng cái nào cũng là “voi cả”.
Ở Manila, tôi để ý thấy người ta quảng cáo rầm rộ trên tivi những sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài được sản xuất, lắp ráp ở chính Phi Luật Tân, theo kiểu sous-licence, mà không mặc cảm tự ti dân tộc chút nào, vì hàng vừa tốt vừa rẻ. Tôi đến thăm hãng Samsung ở Seoul. Trước đây hãng này cũng làm theo công nghệ Nhật và sản phẩm của hãng cũng mang nhãn hiệu nước ngoài, nhưng sau khi cải tiến được trên 50% các chi tiết thì sản phẩm được mang nhãn hiệu Samsung, hiện nay không thua kém gì sản phẩm Nhật, giá cả lại rẻ hơn. Tôi được biết tiền lương tháng của một công nhân quét dọn ở đây là 500 đô còn tổng giám đốc thì phải 7.000 đô trở lên”. Lên án chế bóc lột công nhân tận xương tủy như thế nào đây ? Nói đến chuyện sản xuất sous-licence tôi nhớ hồi trước 1975 tại ngay Sài Gòn đã có nhiều hãng làm như vậy : National, Sanyo, Renault. Rất tiếc, chúng ta đã để lỡ mất cơ hội, nay thấy người tiến bộ mà thèm.
Giờ xin nói sang chuyện dịch vụ. Ở các thành phố mà tôi đã đi qua : Tokyo, Singapore, Manila, Bangkok, Seoul bất cứ đâu trong thành phố cũng có bàn “exchange” (đổi ngoại tệ), tạo mọi sự dễ dàng cho khách nước ngoài, chứ không khó khăn kỳ cục như bên ta. Đặc biệt ở Manila tôi thấy các quầy đổi tiền của ngân hàng Nhà nước đổi giá cao hơn của tư nhân. Tại một quầy tư nhân tôi đã đổi một đô lấy 20,4 pêsô còn sau đó tại một quầy của ngân hàng Nhà nước tôi đã đổi được 20,8 pêsô. Cho nên phần lớn ngoại tệ đều vào tay nhà nước. Cách làm này hoàn toàn ngược với nước ta. Ở Thái Lan mạng lưới dịch vụ cũng như thái độ phục vụ so với ta, có thể nói là “cực kỳ”. Ấn tượng đầu tiên là thủ tục Hải quan sân bay quá nhẹ nhàng. Hàng hóa ngoại quốc mang vô nước họ không thành vấn đề. Riêng hàng tiêu dùng mà Thái Lan không sản xuất,được mang vào tự do, không phải chịu thuế má gì cả. Tôi đã đến bãi biển du lịch Pattaya. Cảnh quan ở đây đâu sánh nổi với Vũng Tàu, Nha Trang chứ đừng nói chi Hạ Long, Đà Nẵng, thế mà du khách nườm nượp, phải kể con số triệu mỗi năm. Bởi họ biết tổ chức phục vụ tối đa mọi nhu cầu của con người, từ phòng tập thể dục đến bể bơi.
Lúc đến Singapore, tôi để ý thấy trong các danh bạ điện thoại ở khách sạn, nhà hàng đều có câu “Every country in the world but Vietnam”, nghĩa là : có thể gọi điện thoại khắp nơi trên thế giới, ngoại trừ Việt Nam. Tôi bàng hoàng vì không thể ngờ trong thời đại bùng nổ thông tin này vì kém cỏi mình lại bị loại ra khỏi hệ thống. Họ hận thù vì ta là xã hội chủ nghĩa ? Nhưng Tiệp Khắc, Liên Xô, Trung Quốc thì sao? Tôi không lý giải được, chỉ thấy một nỗi nhục canh cánh bên lòng. Ở Seoul tôi lại bị một nỗi đau khác gậm nhấm, khi thấy trên đường phố chỉ toàn xe hơi nhưng không tìm đâu được một xe nhãn hiệu Nhật, Mỹ, hoặc Ý. Người Nam Triều Tiên chỉ đi xe hơi do chính họ sản xuất. Cũng không nên vội vàng so sánh với nước mình vì mình chưa làm được xe hơi. Có điều tôi đau khi biết rằng chủ hãng xe hơi lớn nhất Nam Triều Tiên hiện nay, hãng Hyundai, là con trai của một nông dân mà lúc cha của ông ta còn cày ruộng , thì ở Sài Gòn người ta đã lắp xe La Dalat rồi. Trước đây, nhiều người sợ rằng nếu mở cửa du lịch thì văn hóa tư sản sẽ ùa vào, đầu độc thanh niên nước ta, nhưng đi một số nước, tôi thấy không hẳn tuổi trẻ ở đó chỉ biết ăn chơi, sống vội. Như ở Seoul chẳng hạn, thanh niên ăn mặc lịch sự, gọn gàng, lúc nào cũng thắt cà vạt rất chững chạc, văn minh. Tôi để ý thấy họ ít nhậu nhẹt và hút thuốc ngoài đường phố. Ở Seoul mười ngày, tôi chỉ mời được một người hút thuốc. Có lẽ rượu, thuốc đều rất đắt mà họ lại tiết kiệm tiêu xài, chứ không” xả láng sáng nghỉ sớm” như quan niệm của một số bạn trẻ chúng ta.
Ai đi xa về lại không sung sướng khi máy bay đến gần Tổ quốc. Tôi không có niềm sung sướng đó mà chỉ hồi hộp, lo âu vì biết bao thủ tục phiền hà đang chờ đợi. Rời sân bay Bangkok chưa đầy mười lăm phút đã thấy nhân viên hàng không phát cho hành khách mỗi người bốn tờ giấy dài đầy chữ. Hầu như mọi thứ lỉnh kỉnh đều phải khai ra hết, bao nhiêu áo pull, áo gió, quần bò cho đến một đồng đô còn sót. Chưa khai hết một tờ đã dọn ăn. Có hành khách không kịp ăn vì phải vật lộn với những khoản mục trong các tờ khai.
Tôi chợt nghe hai ông khách nói tiếng Anh ở hàng ghế trước : “Ông đi Việt Nam du lịch?”. “Không, tôi có việc mới đến, chứ xứ sở quá phiền hà thế này đi du lịch cái gì”. Tôi như bị cái tát tai hay một gáo nước lạnh vào mặt.
Chưa hết, xuống đến nhà ga phi cảng lại phải chờ thêm cả tiếng đồng hồ, mồ hôi ra đẫm áo mà thủ tục dường như cứ đứng ì một chỗ. Một ông khách tưởng tôi là người ngoại quốc, lắc đầu nói : “Mất cả giờ rồi mà chúng ta chưa ra khỏi phi trường, không có đâu như ở đây”. Tôi đỏ mặt xấu hổ, nhưng không biết nói thế nào. Các bàn để làm thủ tục hải quan xếp theo hình chữ U quanh hành khách cũng gây một cảm giác sợ hãi như trước vành móng ngựa. Tôi đã đi qua Nhật, Ý, Pháp, Phi Luật Tân, Singapore, Nam Triều Tiên, Tiệp, Liên Xô rồi về Thái Lan, tôi có ý so sánh bên mình qua các cửa sân bay nên bấm giờ để coi thủ tục họ nhanh - chậm thế nào. Phải nói ở các nước XHCN[1] còn chậm, nhưng ở các nước tư bản thì không quá vài phút. Ở phi trường Nhật chỉ năm phút. Ở Bangkok, mình đi chậm nhân viên hải quan còn hối thúc đi nhanh. Có thể có trường hợp lâu nhưng chỉ là cá biệt vì nghi ngờ mang vũ khí hay ma túy. Lúc tôi đến phi trường Seoul thủ tục chậm hơn đôi chút vì đang có Olympic. Ở các nước, tờ khai của họ chỉ bằng bàn tay với bốn năm câu hỏi, chủ yếu để thông báo khi có tai nạn, Ở Bangkok, mang vào trên 10.000 đô mới khai, nhưng không khai cũng không sao. Họ sợ mất khách du lịch vì một thái độ bất nhã nào đó, nên rất tránh khám xét. Họ dám bỏ con tép để câu con tôm, chứ không “cò con” như chúng ta. Cái cảm giác dễ chịu không thể nào có được khi đứng trước những khuôn mặt lạnh lùng, nghi kỵ ở căn phòng làm thủ tục tại sân bay. Đối với người đi du lịch, cái thích nhất chưa hẳn là cảnh đẹp, gái đẹp mà là lòng hiếu khách.
Kết thúc bài ký sự “quá giang” này, tôi không biết gì hơn là cảm ơn (và cả xin lỗi) những đồng chí xưng “tôi” trong bài : Nguyễn Bá, Lê Công Giàu, Đặng Trung Tín, Lê Hùng Dũng, Khiều Thiện Thuật, Phan Phùng Sanh và Nguyễn Đăng Liêm, (*)những người đã mất thì giờ cho nhà báo sau những chuyến đi xa. Cái cảnh “quá giang” cũng là đặc biệt, nhưng biết làm thế nào đối với một nhà báo quá đói thông tin. Lại nữa : mùa xuân “trông người mà ngẫm đến ta”, chẳng khác nào uống thuốc đắng, không có gì thú vị; nhưng tổ tiên ta vẫn dạy : thuốc đắng dã tật. Nghìn chén đắng thế này cũng chưa dã tật đâu, tôi chỉ mong nỗi nhục này góp phần thức tỉnh chúng ta, vươn lên làm giàu và sống có văn hóa, văn minh thật sự, chứ không mãi tự ru mình trong những ánh hào quang./.
Trần Ngọc Châu

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

CHYỆN VUI


Ai biết ai là ai

....
Một người bạn nhà báo an ủi: chẳng trách làm gì, đến kẻ đánh cắp nỏ thần của An Dương Vương còn không ai biết là ai nữa là! Mọi người cười xòa vì chuyện tếu lâm đó khá phổ biến. Thầy giáo hỏi: “Ai đánh cắp nỏ thần An Dương Vương?” Cà lớp im phăng phắc. Thầy tức giận chỉ vào mặt một trò lập lại câu hỏi: “Ai đánh cắp nỏ thần An Dương Vương?” Trò lắc đầu xua tay lia lịa: “Thưa thầy, hổng phải em.” Thầy về phòng họp giáo viên than phiền cái lớp gì mà không trò nào biết ai đánh cắp nỏ thần. Thầy giám thị bảo: “Để đấy, tôi sẽ điều tra ra.” Thầy hiệu trưởng dỗ dành: “Không tìm ra thì trường xuất quỹ mua cái khác, thầy chớ nói ra ngòai, trường mình là trường điểm…” Và anh bạn nhà báo vui vẻ kể thêm với lời cam đoan chuyện thật trăm phần trăm: con trai của đồng nghiệp anh đi thi đại học, sau khi bình một bài thơ của Xuân Diệu, đã cảm thán rằng “tội nghiệp bà ấy, người tài hoa mà bị tai nạn ô tô chết với cả chồng lẫn con.” Ông bố của chàng sinh viên tương lai hỡi ôi kêu lên: “Cái bà bị ô tô đâm chết ấy là Xuân Quỳnh chứ có phải Xuân Diệu đâu!” Chàng trai trẻ nhún vai: thì xuân nào chả là xuân!

DAKBLA"S



DAKBLA'S

HoursDaily 8am-9pm
LocationKontum, Around Town
Phone060/386-2584
PricesMain courses 40,000 VND-100,000 VND
Credit Cardsaccept 


Dakbla Restaurant Review


This place is traveler central. Named for the nearby river and unaffiliated with the beat-up Dakbla Hotel around the corner, the Dakbla Restaurant is a cozy storefront. The friendly English-speaking staff greets you heartily, and the place serves up good, affordable one-plate meals, including Vietnamese stir-fries and rice dishes. They offer a few Western specials, including good sandwiches and fry-up breakfasts. A stop at Dakbla's is also your best bet for hooking up with other travelers in the area and splitting the cost of day tours or onward connection by hired car. The atmosphere is laid-back, and the restaurant is a good place to kick back in the midday heat and take up a game of backgammon or chess. They sell all kinds of local hilltribe wear and paraphernalia, all of which decorates the walls. They also rent bikes
frommer"s

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỂ

BÊN KIA CỬA TỬ


Vì đa số mọi người không biết gì về thế giới bên kia cửa tử nên họ đều thiếu chuẩn bị. Chính vì thiếu chuẩn bị mà nhiều người chịu đau khổ, mê muội, cứ lang thang sợ hãi trong một cảnh giới kỳ lạ, mơ mơ màng màng, hư hư thực thực, không siêu thoát được. Thượng Đế thường hành động một cách bí mật, không mầy ai có thể hiểu. Có khi nào bạn tự hỏi tại sao phần lớn con người khi già yếu, các cơ quan thể xác dần dần thoái hoá, các ham muốn như ăn uống, thèm khát cảm xúc xác thịt cũng theo đó mà giảm bớt đi. Khi bệnh tật đau ốm, người ta chỉ mong sao chóng khỏe thôi chứ ai đâu còn ham muốn gì khác. Phải chăng đó là một cách gián tiếp giúp con người kiềm chế bớt các thú vui xác thịt, các ham muôn vật chất để tránh khỏi phải đau khổ khi từ giả cõi đời, khi ham muốn mà không thể thỏa mãn được nữa? Hiển nhiên nếu biết vậy, người ta cần phải chuẩn bị, phải tập làm chủ các giác quan, kiềm chế các ham muốn vật chất, phát triển đời sống tinh thần ngay từ lúc này, để tránh không bị kổ sở khi bước vào thế giới bên kia. Thật đáng tiếc khi đa số người ta cứ mải mê lo lắng cho đời sống phù du, giả tạo, ngắn ngủi ở cõi này mà không biết gì đến những đời sống khác. Họ có thể bỏ ra cả tuần hoạch định chương trình cho một chuyến du lịch trong khi không hề chú ý gì đến một nơi mà trước sau ai cũng phải đến.

Có lẽ bạn tự hỏi người chết trẻ khi lòng ham muốn vật chất còn mãnh liệt thì sẽ ra sao? Dĩ nhiên họ gặp nhiều khó khăn hơn người chết già hay chết bệnh. Họ dễ bị lôi kéo, thu hút vào những cảnh giới thấp thỏi, ngột ngạt, bị chìm đắm trong các rung động xấu xa, sống trong tình trạng hoang mang đau khổ, đầy thèm khát cho đến khi biết kiềm chế lòng ham muốn thì mới siêu thoát được. Vì đã mấy ai biết trước giờ chết, tử thần có bao giờ báo trước nên con người cần chuẩn bị một đời sống thanh khiết, hướng thượng ngay từ bây giờ. Điều chính yếu là nên giảm bớt các ham muốn vật chất để tránh khỏi lâm vào tình trạng như đói không được ăn, khát không được uống, thèm muốn không được thỏa mãn, toàn thân nóng rực như than hồng vì ham muốn hành hạ.
CHARLES LEADBEATER (Nguyên Phong dịch )


CỚ GÌ TỰ LÀM KHỔ THÊM
Trong một buổi thuyết pháp nọ, tôi có hỏi thính chúng: “ Trong đây có ai kết hôn trên mười năm mà giữa hai vợ chồng chưa từng cải nhau hay chưa?” kết quả là chỉ có một người giơ tay.

Muốn cho vợ chồng không cải nhau thì chỉ cần suy nghĩ: Đối phương tìm bạn gây sự, thì bạn đã cảm thấy khó chịu rồi, giả như bạn tìm cách hại lại thì sẽ càng khổ thêm. Mình đã chịu khổ rồi lại muốn người khác chịu khổ theo, khổ khổ bức bách nhau, thật không biết tại sao cái khổ lại đến với mình?

Có một vài người sẽ nói: Hắn hại tôi khổ đến như vậy! tôi cũng muốn hắn nếm thử cái vị khổ này. Nếu không thì không có lý nhân quả báo ứng sao?

Nhân quả báo ứng không phải là cách lý giải này. Vì nhân quả là xuyên suốt ba đời. Cái khổ mà bạn phải gánh hiện tại chính là quả báo. Chịu khổ cũng giống như trả báo, nếu bạn không chịu trả, ngược lại còn muốn ăn miếng trả miếng, thì oan gia báo nhau. Làm như vậy thì không hết được oan báo.
Vợ chồng làm khó nhau, trả thù nhau, không chỉ là không có từ bi mà còn không có trí tuệ. Người thực sự hiểu được nhân quả thì biết được nhân khổ và chấp nhận quả khổ, đồng thời không tạo nhân khổ nữa.

“ Tư tưởng căn bản của Phật pháp đó là 
biết khổ và lìa khổ. Biết khổ là hiện thực của cuộc sống. Lìa khổ chính là mục tiêu của cuộc sống.”
 
Tuy có câu nói: “ Tình đến chổ sâu, không còn oán hận”, nhưng sự tiếp xúc giữa những người thân với nhau càng nhiều thì sẽ sanh ra mâu thuẩn tình cảm và sự xung đột dữ dội càng nhiều, và oán hận càng sâu. Do đó mới có việc nghịch tử giết cha, giết mẹ; hoặc cha mẹ hận vì con không thành tài mà lỡ tay đánh chết con.

Trong cuộc đời của chúng ta, giữa hai bên nên kết thân gia thì tốt, còn nếu lỡ làm oan gia thì thôi. Tất cả chúng ta đều có ân oán với nhau, nhưng vì vô minh nên chúng ta không dễ gì phân biệt rõ ràng. Nhưng thông thường, sự kết oán thì nhiều, còn kết thân thì ít, cho nên đời sau, chúng ta tiếp tục làm người thân hay là oan gia. Đó gọi là “không phải oan gia không tụ hội”. Chẳng phải có một số người gọi người tình của mình là “tiểu oan gia” đó ư? Sự tụ hội “ oan gia vui vẻ ” này đủ để chứng minh sự vướng mắc không rõ ràng giữa ân ái và oán hận.
Cách cư xử giữa con người với nhau tốt nhất là nên kết ân chớ không nên kết oán. Một gia đình, đoàn thể, xã hội mà kết thân không kết oán thì mọi người đều có cuộc sống vui vẻ. Nếu chỉ nhớ oán mà khôngnhớ ân thì giữa hai bên cư xử sẽ không được vui vẻ, và trở thành nổi giày vò.

 
Vợ chồng có duyên mới gặp nhau, vì vậy duyên tốt hay xấu cũng là duyên. Con cái là nợ, vì vậy dù đòi nợ hay trả nợ cũng là nợ mà thôi.
( sưu tầm )

MUSEUM

GÙI ĐI SĂN CỦA NGƯỜI SEDANG
KHÈN CỦA DÂN TỘC EDE
GIỎ ĐỰNG HẠT GIỐN

KHIÊNG CHIẾN ĐẤU CỦA SEDANG

ĐÀN TINNING CỦA DÂN TỘC BANA


ĐÀN MÔI CỦA NGƯỜI SEDANG
























































Bài đăng phổ biến