Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

NGHỀ VỢ CHỒNG

NGHỀ VỢ CHỒNG 

Có bao giờ bạn nghĩ đời sống vợ chồng cũng là một nghề không? Chắc chắn mọi người đều nghĩ vợ chồng là chuyện tình cảm yêu đương, cớ sao lại gọi là một nghề?...

Vào ngày 7 tháng 1 năm 2008, có một người Mỹ gốc Việt, 38 tuổi đã ném bốn đứa con nhỏ từ bốn tháng đến ba tuổi trên một chiếc cầu tại tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ. Theo tin tức thì hai vợ chồng anh thường cãi nhau suốt ngày, hầu như không ngày nào mà hàng xóm không nghe vợ chồng anh to tiếng mắng chửi nhau. Ngoài việc xung đột, bất đồng ý kiến với vợ, anh còn uống rượu và xài thuốc kích thích, nên không kiềm chế nổi cơn say. Vào ngày nói trên, sau khi cãi nhau với vợ, anh xách bốn đứa con lên xe và đem ra cầu liệng xuống sông, sau đó cảnh sát đã tìm được xác của bốn đứa trẻ này. Khi ra tòa anh đã thú tội và nhận án tử hình.

Câu chuyện này đã làm rung động giới truyền thông Mỹ nói chung và giới cộng đồng Việt Nam nói riêng.

http://www.daophatngaynay.com/vn/files.php?file=images/2010/quy4/28___PG_va_hon_nhan___Nghe_Vo_Chong_2_383743428.jpg

Ở Việt Nam, những chuyện vợ chồng xung đột, cãi vả, mắng chửi hoặc đánh nhau bể đầu, chảy máu không phải chuyện lạ, nhưng ở một xứ văn minh như Hoa Kỳ mà xảy ra đưa tới án mạng giết bốn đứa con thơ như vậy quả thật là khủng khiếp.

Ở đời nam, nữ lớn lên cưới hỏi nhau là lẽ tự nhiên, không ai thắc mắc tại sao phải như vậy. Thế nhưng đến khi gia đình vợ chồng tan vỡ, ly dị, chửi nhau, đánh nhau, và có lúc giết nhau thì người ta lại ngạc nhiên hỏi:

"Ủa, tại sao lại có thể xảy ra như vậy?"

Thông thường, trước khi đi làm kiếm tiền, người ta phải đi học để có nghề trong tay, sau đó mới đi xin việc làm. Một người muốn làm bác sĩ, ít nhất phải học xong tú tài, rồi thi tuyển vào đại học y khoa, và học từ bảy đến mười năm, sau đó mới được phép ra mở phòng mạch. Một người muốn làm kỹ sư cũng phải qua tú tài, rồi thi tuyển vào các trường kỹ sư, học tổng cộng ít nhất năm năm, sau đó mới ra hành nghề kỹ sư. Trong xã hội, tất cả ngành y tế, kỹ thuật, khoa học, v.v... các nhân viên đều phải được học nghề và huấn luyện trước khi được mướn. Và nhiều khi đang hành nghề, hàng năm vẫn phải đi học thêm khóa tu nghiệp để cập nhật hóa những kiến thức mới.

Trong khi đó đa số người ta lập gia đình vào lứa tuổi trung bình từ 18 đến 25, mà không có một chút khái niệm căn bản tối thiểu về đời sống gia đình, tâm lý, sinh lý, tình cảm. Họ chỉ biết xưa nay thấy ai cũng lập gia đình cho có đôi thì làm theo, vậy thôi.

Có bao giờ bạn nghĩ đời sống vợ chồng cũng là một nghề không? Chắc chắn mọi người đều nghĩ vợ chồng là chuyện tình cảm yêu đương, cớ sao lại gọi là một nghề?

Chữ nghề nghe có vẻ vô tình quá!

Vì nghề là một việc làm kiếm tiền, trong đó không có tình cảm gì hết. Nếu tôi là bác sĩ giỏi chữa bạn hết bệnh thì bạn phải trả tiền cho tôi. Nếu tôi là kỹ sư giỏi, thợ giỏi thì chủ phải trả lương cho tôi, hai bên không có tình cảm gì hết. Nếu bạn mở tiệm làm nhà hàng, nấu ăn ngon thì sẽ đông khách. Mới nhìn qua các cơ sở y tế, kỹ thuật, thương mại dường như không có tình cảm, nhưng thật ra đều có tình cảm bên trong. Nếu bạn là bác sĩ giỏi mà không có tình người, xem bệnh nhân như cỏ rác thì chắc chắn họ sẽ không tới và bạn sẽ ế khách. Nếu bạn là kỹ sư giỏi mà phách lối, làm tàng không biết kính nể sếp trên thì họ sẽ đì bạn, không tăng lương hoặc kiếm cớ đuổi bạn. Nếu bạn nấu ăn ngon mà không khéo tiếp đãi, ân cần phục vụ khách hàng thì họ sẽ bỏ đi ăn tiệm khác. Bất cứ một cơ sở, hãng xưởng nào cũng cần những nhân viên giỏi, ngoài việc rành nghề còn phải biết giao tiếp cư xử với kẻ trên người dưới một cách hòa thuận và có tình người thì mới thành công, phát triển.

Gia đình cũng là một cơ sở nhỏ (small business), trong đó cả hai vợ chồng đều là chủ nhân và đồng thời cũng là người làm. Cả hai cần phải biết hợp tác với nhau về khả năng lẫn tình cảm để đóng góp xây dựng "cơ sở" mang tên là "gia đình" được hạnh phúc. Mỗi người cần phải biết bổn phận cũng như quyền lợi của mình.

Thế nhưng rất tiếc, sau khi trải qua thời trăng mật của "tình yêu", người ta thường quên đi bổn phận mà chỉ chú ý tới quyền lợi, đòi hỏi, mong muốn người kia phải làm theo ý mình, chiều chuộng mình, phục vụ mình.

Nếu bạn đồng ý với quan niệm "gia đình là một cơ sở nhỏ" thì vợ chồng cũng là một nghề, trong đó người chồng cần phải học nghề làm chồng, và người vợ cần phải học nghề làm vợ. Con người ta mới sinh ra không ai tự nhiên biết nói, biết đọc, biết viết, mà cần phải được dạy nói, dạy đọc, dạy viết. Cái gì cũng phải học thì mới biết làm. Vợ chồng là một nghề làm suốt cuộc đời, vậy mà không có trường hay lớp nào dạy.

http://www.daophatngaynay.com/vn/files.php?file=images/2010/quy4/28___PG_va_hon_nhan___Nghe_Vo_Chong_3_574758993.jpg

Cùng lắm, trước khi gả con gái về nhà chồng thì người mẹ dạy con vài lời về cách làm dâu.

Đến ngày làm lễ cưới ở nhà thờ hay trong chùa thì các cha và quý thầy cũng chỉ khuyên vợ chồng ăn ở hòa thuận và chung thủy với nhau.

http://images.multiply.com/common/smiles/cat.png Nghĩ lại ở đời chưa có cái nghề nào, trong đó người ta không được dạy chút nào mà phải vô làm ngay như nghề vợ chồng.

Có lẽ người ta nghĩ cái nghề này không cần học, cứ làm đại thì từ từ sẽ biết, tiếng Pháp gọi là "apprendre sur le tas", tạm dịch là "vừa làm vừa học", hên thì hưởng, xui thì chịu.

Ngoài ra nghề vợ chồng không phải thích thì làm, chán thì nghỉ dễ dàng như các nghề khác. Đương nhiên thời nay người ta có thể lấy nhau vài năm rồi ly dị, nhưng nếu có con thì vấn đề ly dị, chia gia tài thật là nhiêu khê, phiền toái. Vì thế có những cặp chán ghét nhau mà vẫn phải sống chung vì con cái, kinh tế, thể diện, hay truyền thống, v.v...

http://images.multiply.com/common/smiles/wilted_rose.pngTình yêu suông không đủ đem lại hạnh phúc. Tình yêu chỉ là động cơ thúc đẩy hai người đến với nhau, nhưng sống chung hạnh phúc là một việc khác. Nó đòi hỏi mỗi người phải biết cách cư xử với nhau.

http://images.multiply.com/common/smiles/rose.pngTrong các đạo giáo gọi đó là "đạo vợ chồng". Đạo vợ chồng thường chỉ dạy "bổn phận" (duty, devoir) của vợ chồng. http://images.multiply.com/common/smiles/star.pngBiết được "bổn phận" cũng là một điều đáng quý rồi, nhưng vẫn chưa đủ đem lại hạnh phúc, nó chỉ giúp cho gia đình sống bình yên, không sóng gió.

Giống như một nhân viên biết bổn phận của mình là đi làm chăm chỉ, đúng giờ, nhưng chưa chắc anh ta làm việc giỏi, biết tăng lợi nhuận cho chủ. Do đó ngày nay, các hãng xưởng phải gửi nhân viên đi học thêm các lớp tu nghiệp để nâng cao năng xuất. Người nhân viên cũng có quyền lợi như được nghỉ hè một năm hai tuần hay một tháng.

Cũng thế, ngoài "bổn phận" (hay trách nhiệm), người vợ và chồng cũng nên biết mình có những "quyền lợi" gì để không bị đàn áp, bóc lột, lường gạt. Ngoài bổn phận và quyền lợi, vợ chồng cần phải học hỏi thêm những cách thức xây dựng hạnh phúc, gọi tắt là nghệ thuật sống (art of living).

Do đó chữ "nghề" vợ chồng bao gồm nhiều nghĩa:
  • bổn phận,
  • trách nhiệm,
  • đạo nghĩa,
  • quyền lợi,
  • và nghệ thuật.
Nếu được học một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận" thì đã không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đình; không có những người vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang.

Bên đạo Chúa, có những lớp dạy về đời sống gia đình cho những cặp vợ chồng sắp cưới, giúp họ tìm hiểu về tâm sinh lý, tình cảm nam nữ, cách sống làm vợ, làm chồng, làm cha mẹ, hiểu biết về những khó khăn thử thách của đời sống gia đình sau khi cưới, cách giáo dục con cái trở thành người tốt trong xã hội, v.v... Đây là một điều rất hay cần được bắt chước học hỏi.

Trong đạo Phật, mặc dù nhấn mạnh về sự giải thoát sanh tử luân hồi, đức Phật vẫn không quên dạy cho người tại gia cư sĩ những phương pháp sống hạnh phúc trong cuộc đời như trong các kinh Thiện Sinh, Bảy Loại Vợ, Người Vợ Mẫu Mực, Người Cư Sĩ, Hiền Nhân, v.v... Song le những kinh này không được khai triển rộng rãi nên ít người để ý học hỏi và áp dụng trong cuộc sống.

Có những người suốt ngày ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh và quên mất bổn phận làm vợ làm chồng, làm cha mẹ, khiến người hôn phối đâm ra oán ghét đạo Phật và nghĩ rằng các thầy đã làm mất hạnh phúc gia đình của họ.
Từ đó gia đình trở nên xào xáo, bất hòa, càng tu vợ chồng càng cãi nhau, giận nhau rồi cho là tại tu nên đổ nghiệp, ma phá..

Họ đâu ngờ tu một cách ích kỷ, chỉ biết phần mình và bỏ mặc bổn phận nên mới sinh ra phiền não như vậy. Do đó người Phật tử thông minh, khéo léo là người biết dung hòa đời sống gia đình và tâm linh.

Thích Trí Siêu

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

ĐI NHÀ THỜ NGÀY CHỦ NHẬT


ĐI NHÀ TH NGÀY CHÚA NHT

Một Kitô hữu viết thư gửi nhà xuất bản và phàn nàn rằng việc đi nhà thờ mỗi Chúa Nhật chẳng có nghĩa gì với ông. Ông viết : " Tính đến nay, tôi đã đi nhà thờ được 30 năm, trong thời gian đó, tôi đã nghe xấp xỉ 3.000 bài giảng. Nhưng lúc này tôi không nhớ được một bài nào. Như thế thì quả là tôi đã bỏ phí thời gian, còn các vị mục tử cũng uổng công giảng giải".

Bức thư này khơi mào cho một cuộc bút chiến thực sự trong mục : "Thư Gửi Tòa Soạn". Các bài viết cho mục này được đăng tải nhiều tuần, cho tới khi có môt độc giả nào đó lý luận thế này :

"Tôi lập gia đình tới nay là 30 năm. Trong quãng thời gian đó, vợ tôi đã nấu đến 32.000 bữa ăn. Và đúng là bây giờ tôi cũng không nhớ được dù chỉ một thưc đơn của vợ tôi. Nhưng tôi biết điều này các món ăn ấy đã nuôi dưỡng tôi và đem lại sức khỏe cho tôi làm việc. Nếu vợ tôi không nấu cho tôi các bữa ăn ấy, có lẽ tôi đã chết từ lâu rồi ".

Từ đấy không còn lời bàn cải nào nữa về việc đi lễ hoặc bài giảng.

( Theo khuc cam ta )

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

xin lỗi

I’m Sorry Eleven – Văn hóa Xin lỗi


Tôi xin lỗi. Ảnh: internet
Ở nước mình, xin lỗi là ghê gớm lắm. Mỗi lần phải xin lỗi cảm thấy như bị mất gì lớn lao, sợ mất chức, mất tiền, mang tiếng, nên ít người thích mở mồm dù phạm lỗi hai năm rõ mười. Văn hóa như thế nên thất thoát cả tỷ đô la, chả thấy ai “lấy làm tiếc”.
Trong khi Tây thấy chuyện xin lỗi rất tự nhiên vì họ đã quen như thế. Nhưng sống một thời gian trong môi trường ta thì đám mũi lõ mắt xanh cũng bắt chước.

Nhớ thời làm ở Hà nội, Tổng Cua quen anh bạn người Đức, giỏi tiếng Việt hơn cả người bản xứ. Hắn mà nói, nếu không nhìn mặt, thì không thể biết đây là Tây ăn rau muống. Rất lạ, hắn chửi tục cực kỳ, mở mồm là văng đ. nam., đ. bắc, mẹ… nghe ghê cả người. Góp ý thì lão nhăn răng “Đ. mẹ, mình không chửi trước thì đứa khác cũng đ. má mình thôi”.
Lần đầu sang VN, anh đi xe đạp, không may va vào một chân dài. Anh sorry rối rít thì người đẹp bản xứ nổi cơn tam bành “Tây đéo gì mà đi ngu thế”. Anh vội vàng “Xin em tha lỗi”. “Lỗi cái mẹ gì, đền cái quần giá mấy triệu bị bôi bẩn của bà đây”. Bị một bọn đầu gấu vây quanh, sợ bị đòn hội đồng, anh nghiến răng móc túi.
Rút kinh nghiệm lần sau đi chợ Hôm, anh không may chạm vai một tay lang thang. Biết mình có lỗi nhưng tay “Tây lai ta” này quắc mắt “Đi đứng kiểu mẹ gì thế”. Biết là động vào Tây cũng mệt, tay anh chị kia chuồn thẳng.
Từ đó anh suy ra, ở VN không cần xin lỗi. Cứ văng tục, chửi thề, dọa phủ đầu đối phương là dễ thoát nạn. Lịch sự có khi bị ăn đòn hay mất tiền. Có lỗi nhưng thấy đứa nào vạch lỗi của mình ra thì cho nó vào tù, đếm kiến vài năm, tha hồ học kiểu xin lỗi của đầu gấu.
Nói tóm lại, nhiều người không biết xin lỗi, không học được văn hóa xin lỗi và dạy luôn cả Tây thói xấu này.
Nhưng khi sang Tây thì dân ta quá lịch sự, chuyện không có gì mà xin lỗi tới cả chục lần, do môi trường văn hóa chăng.
Có chuyện vui thế này. Dành cho các bạn biết  tiếng Anh vì trò chơi chữ : too – two, for – four, sick – six, then – ten. Phần dịch tạm dành cho các bạn IT English – i tờ tiếng Anh.
Ông Việt Nam mới học tiếng Anh vô tình đụng phải ông Tây trong metro nên nói: “I’m sorry – Xin lỗi”, ông Tây cũng lịch sự: “I’m sorry too – Tôi cũng xin lỗi”.
Ông Việt Nam nghe xong vội vàng: “I’m sorry three – Tôi xin lỗi ba lần”, ông Tây nghe thấy lạ quá hỏi: “What are you sorry for? – Anh xin lỗi về cái gì chứ”.
Ông VN làm luôn: “I’m sorry five – Tôi xin lỗi năm lần”. Ông Tây lo lắng hỏi ông Việt Nam “Sorry, are you sick – Xin lỗi, ông có ấm đầu không”.
Ông VN vẫn thản nhiên “I’m sorry seven – Tôi xin lỗi bẩy lần”.
Ông Tây tức lắm trợn mắt hỏi “Sorry, do you intend to count to eight? – Xin lỗi, ông định đếm đến tám chắc”. Ông Việt Nam kiên nhẫn “I’m sorry nine – Tôi xin lỗi 9 lần”.
Ông Tây ngọng luôn “Sorry, then..then…- Thế thì, thế thì”. Ông Việt Nam vớt vát “I’m sorry eleven…- Tôi xin lỗi 11 lần”.
Lão Tây phải ngừng. Nếu tiếp tục hỏi thì có lẽ tay VN này sẽ sorry hundred…
Chúc cả nhà vui .
( HIEUMINH BLOG )

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

SÔNG DAKBLA


ĐÔI ĐIỀU VỀ DÒNG SÔNG ĐAKBLA
    Trên bản đồ đất nước Việt Nam, Đakbla là một con sông quá nhỏ lại nằm ở vùng cao hẻo lánh nên ít được người biết mà hầu như sách vở cũng không hề nhắc đến. Nhưng trong lòng người dân Kontum, đó lại là dòng sông độc đáo tuyệt vời, bởi vì không có sông Đakbla thì không có Kontum, xét về mặt lịch sử cũng như địa lý. Ngay cả cái tên Kontum cũng không thể có nếu không có dòng Đakbla uốn khúc. Những người xa xứ từng gửi gắm tuổi thơ đời mình trên dòng Đakbla, “nay trở về lòng chợt vui thấy sông không già” (*). Quả thật, qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng Đakbla vẫn mơn mởn tình tứ uốn khúc ôm trọn cái thị xã nhỏ bé hiền hòa trên miền rừng núi xa xăm nầy. Nhưng trước những đổi thay đang diễn ra trước mắt, người dân Kontum có quyền tự hỏi tương lai nào dành cho dòng sông Đakbla và cho những con người thấp cổ bé miệng từ bao đời nay vẫn gắn bó với dòng sông nầy.

            DOI DONG LICH SU
    Thật ra, từ thời hậu kỳ đồ đá cũ cách đây hàng vạn năm, từng có một quần cư khá đông đúc sinh sống trên khúc sông nầy. Cuộc khai quật năm 1999 và 2001 ở Lũng Leng (Sa Thầy) đã cho thấy những cư dân nầy đã phát triển nghề làm đồ gốm, đúc đồng, luyện sắt… và giao lưu với các dân tộc khác trong khu vực Đông Nam Á. Số lượng phong phú các di chỉ phát hiện ở Lũng Leng đã khiến các nhà nghiên cứu có cái nhìn khác về Kontum và Tây Nguyên, đồng thời phải viết lại lịch sử miền đất nầy. Nhưng quần cư đó lại nằm ở vùng hạ lưu sông Đakbla, nơi gặp gỡ con sông Krong Poco, cách thị xã Kontum ngày nay 15 km về hướng Tây và chưa được một tư liệu nào trước đây nói đến.
    Tài liệu đầu tiên ghi nhận cụ thể về dòng sông Đakbla là cuốn hồi ký (**) của linh mục Pierre Dourisboure (1825-1890), thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP), viết xong năm 1870 và xuất bản năm 1929 tại Paris, Pháp. Tác giả mô tả cảnh các vị thừa sai đầu tiên đi thuyền độc mộc thăm các làng Thượng dọc con sông, từng ra sông tắm và có người suýt chết đuối v.v… Sách ghi lại một đoạn thư Giám mục Cuénot viết cho các thừa sai như sau: “Khi các các cha đến chỗ cách Kơ Lăng một vài ngày đường về hướng Tây, và nếu các cha gặp được con sông mà người ta đã cho tôi biết, thì chắc các cha sẽ tìm thấy vùng đồng bằng ở hai bên bờ sông, các cha hãy hạ trại lưu trú ở đó, và hãy biết rằng các cha đang ở trong vườn nho được giao phó cho các cha chăm sóc vậy” (tr.41). Giám mục Cuénot còn biết rõ dòng sông Đakbla chảy ngược về hướng Tây nhập vào một con sông lớn bên Lào, vì thế dự án ban đầu của ngài là giao cho hai linh mục Fontaine và Dourisboure xuôi thuyền qua xứ Lào truyền giáo. Ngài còn cẩn thận gửi lên một ít sách học tiếng Xiêm (Thái Lan) là tiếng không khác tiếng Lào bao nhiêu. Dự án nầy không thực hiện được vì hoàn cảnh khắc nghiệt của miền đất mới đã làm tiêu hao sức lực và cả sinh mạng của nhiều thừa sai, nên các ngài đành dừng lại trên thung lũng của dòng sông Đakbla nay mang tên là Kontum.
    Kontum trước tiên là tên một ngôi làng Bahnar nằm trên hữu ngạn sông Đakbla, bởi vì bên cạnh làng (Kon) là một hồ nước (Tum) do con sông Đakbla uốn khúc tạo nên. Thực ra đây là một thứ đầm lầy mà trong tiếng Việt địa phương cũng gọi là “tum” khác với loại hồ sâu hình thành từ miệng núi lửa như hồ Tơ Nưng (Biển Hồ) ở tỉnh Gia Lai. Loại hồ hay tum nầy không sâu nên dần dần bị phù sa lấp cạn và trở nên đồng ruộng gọi là ô, nghĩa là đất thấp bên cạnh sông, không phải là rẫy trên đất cao. Làng Kontum ngày nay vẫn còn ở vị trí cũ, cuối đường Nguyễn Huệ, gần nhà thờ Gỗ và mang tên Kontum Pơnăm (Kontum Dưới) để phân biệt với Kontum Kơpâng (Kontum Trên) cách đó hơn cây số về hướng Bắc, trên đường Trần Hưng Đạo nối dài.
    Dòng sông độc đáo của Tây Nguyên
    Về mặt địa lý, sông Đakbla là hợp lưu của ba con sông Đak Akoi, Đak Nghe và Đak Pone, bắt nguồn từ phía Bắc Huyện Đak Hà và Kon Plong gặp nhau tại Kon Brai, rồi chảy vào thung lũng, uốn khúc bao quanh ba mặt phía Đông, Nam và Tây thị xã Kontum, trước khi gặp sông Krong Poco ở huyện Sa Thầy, trở thành sông Sêsan chảy qua đập thủy điện Yali rồi sang lãnh thổ Cămpuchia và đổ vào sông Mê Kông tại Strung Steng.
    Nếu so với các con sông khác chảy qua bốn tỉnh Tây Nguyên (***) thì về nhiều mặt sông Đakbla không thể nào sánh bằng. Lâm Đồng có sông Đa Nhim tạo nên nguồn điện cho nhà máy thủy điện Krông Pha nổi tiếng, chảy qua các thác Prenn, Gougah, Liên Khương, Pongour rồi thành sông Đa Dung chảy vào sông Đồng Nai. Gia Lai có sông Ba dài trên 300 km chạy dọc theo địa phận tỉnh từ Bắc xuống Nam, đổ ra biển ở Phú Yên thành sông Đà Rằng với cây cầu dài nhất miền Trung. Ở Đak Lak, dòng sông S’rêpok chảy vào hồ Lak, hồ tự nhiên rộng nhất Tây Nguyên và đi qua nhiều thắng cảnh đẹp như Gia Long, Dray Sáp, Trinh Nữ, Dray Linh, Buôn Đôn trước khi trở thành con sông hùng vĩ chảy qua khu vườn quốc gia Yok Đôn rồi vào lãnh thổ Cămpuchia và gặp sông Mê Kông… Nhưng có một điều chắc chắn, không có các con sông nầy, thành phố Đà Lạt, Pleiku, Buôn Ma Thuột vẫn không có gì thay đổi, bởi vì những con sông nầy có dòng chảy ở khá xa và không hề có tác động nào đến bộ mặt các thành phố nói trên.
    Duy có sông Đakbla tuy rất nhỏ và ngắn, có lưu vực nằm gọn trong địa phận tỉnh, nhưng chính phù sa do dòng sông bồi đắp qua không biết bao ngàn năm đã hình thành nên thung lũng Kontum và biến tỉnh lị nầy thành vùng đất cát trắng độc nhất giữa miền Tây Nguyên đất đỏ bazan bao la. Chính trên thung lũng nầy mà thầy Nguyễn Do đã lập các làng mạc và nông trang đầu tiên cho cư dân người Việt từ duyên hải miền Trung lên đây lập nghiệp và trốn tránh nạn bắt đạo của Triều Nguyễn. Với loại đất cát pha thịt không mấy màu mỡ, người Pháp đã không lập đồn điền trà hay cà phê, cao su hay cây công nghiệp nào khác mà chỉ có những làng mạc nằm giữa đồng ruộng lúa nước tương tự như ở vùng duyên hải miền Trung.
    Du khách đến Kontum, dù từ hướng nào, sau khi đi qua vùng đất đỏ đặc trưng của Tây Nguyên, đều ngạc nhiên khám phá ra một bình nguyên đất trắng và cảm thấy thích thú hơn khi dạo quanh thị xã hầu như lúc nào cũng thấy ẩn hiện dòng sông Đakbla như một cái hồ lớn bao quanh. Hai bên bờ với những cụm tre xanh và các bãi cát trắng dài đã tạo cho thị xã một cảnh quan độc đáo riêng biệt, mặc dù hằng năm mùa nước lũ có làm con sông thay đổi, nơi bồi nơi lở, lúc tạo thêm rồi lúc phá đi những cù lao giữa dòng.
    Chính nhờ lượng phù sa phong phú mà sông Đakla là nguồn cung cấp cát sỏi hầu như vô tận cho ngành xây dựng của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Và cũng vì những đặc trưng riêng của dòng sông mà từ bao đời nay, ngoài các cách đánh bắt tôm cá thông thường như câu, chài, lưới bén… người dân ở đây còn có một cách bắt cá không gặp thấy ở địa phương nào khác. Người Kinh có cách đánh trũ: dùng dây thừng có buộc vỏ nghêu sò kêu rột rạt xua cá tép vào trong một tấm lưới đặt tựa cái mùng lật ngược. Còn đồng bào Thượng thì nghĩ ra cách bắt cá khá đặc biệt, mà hình như tiếng Bahnar gọi là Kră (?): Đắp nên bờ đê nhỏ dài bằng cát sỏi dọc bờ sông, chừa lại hai đầu cho nước chảy ra vô, rồi ngủ lại trên bãi cát, chờ đêm khuya khi thấy cá vào đẻ, người ta chận hai đầu lại và bắt. Dấu vết của cách bắt cá của người Thượng còn để lại trên bãi cát trên các đoạn sông vắng.
     “Trở về dòng sông tuổi thơ”
    . . . . . . . . . . . . .
               Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi.
               Bao năm xa quê ấy. Trong mơ tôi vẫn thấy.
               Hôm nay tôi trở về lòng chợt vui thấy sông không già.
               . . . . . . . . . . . . .
               Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà.
    Nghe giọng ca mượt mà của Mỹ Linh hát bài “Trở về dòng sông tuổi thơ” của Hoàng Hiệp trên đây, người dân Kontum xa xứ không khỏi bùi ngùi nghĩ về dòng Đakbla thân thương. Và mỗi lần được trở về quê xưa, một điều thật thú vị đối với khách lãng du là được ngồi quán bờ sông sau khách sạn Đakbla hay của Long “Trợn” (rể ông Phướng) trước đây nằm bên đường Bạch Đằng (xưa kia có tên Bok Kiêm) nhâm nhi ly bia lạnh mà ngắm lại dòng sông thưở nào. Đúng là dòng Đakbla không đổi thay bao nhiêu, như người tình cũ rất mực thủy chung, mặc dầu đã trải qua bao cuộc bể dâu: Vẫn những dãy núi trùng điệp nơi chân trời, vẫn các đám bắp hay luống đậu xanh rờn trên ô, vẫn những cụm tre già nổi lên trên bãi cát vàng chới…Chỉ cần nheo con mắt là thấy cả một bức tranh thủy mạc hữu tình từng quen thuộc ở cái tiền kiếp mơ hồ nào đó.
    Hướng mắt về khúc sông phía Nam nơi xưa kia có chiếc cầu gỗ hình vòng cung thấp lè tè của cái thời Kontum còn là thị trấn nhỏ bé, mà chỉ cần một cơn lũ nhỏ cũng đủ chia cách đôi bờ… Cây cầu gỗ đó giờ đây không còn để lại dấu vết nào, nhưng nhìn lại hình ảnh chiếc cầu năm xưa, người dân Kontum ở cái tuổi xồn xồn như thấy lại cả một thời ấu thơ khi còn hồn nhiên lội sông tắm truồng. Còn trước mặt, Hòn Bi nước xoáy nổi danh, nơi mà nói theo dân gian Hà Bá từng bắt đi bao nhiêu sinh mạng, vẫn còn đó, dấu tích của chân cầu đúc đầu tiên thời Pháp thuộc mà tương truyền bị nước lũ cuốn trôi ngay trong ngày khánh thành, trước sự chứng kiến của dân chúng. Nhưng đối với người viết, đám ô kia mới là nơi gợi lại nhiều kỷ niệm của cái thời còn học trường Cố thường ra đây tắm sông và chui vào đám bắp của ông Biện Hải bẻ những trái non vừa trỗ sữa mà cạp sống một cách ngon lành… Bất chấp khi vào lớp học có thể bị thầy Cúc, thầy Thanh, thầy Yến hay thầy Miên dùng roi ngũ trẫu, trồng làm hàng rào trường bà Sơ, quất cho nổi lằn mông đít…
    Từ vị trí trên, chúng ta còn chứng kiến cảnh đồng bào Thượng cơ cực suốt ngày đứng trên chiếc sỏng độc mộc gò lưng rải chài khắp mặt sông để kiếm vài con cá nhỏ đắp đổi cho bữa ăn đạm bạc hằng ngày. 
    Khung cảnh hoang dã thơ mộng của dòng Đakbla còn là nơi gặp gỡ (dĩ nhiên là trong bụi bờ) của nhiều đôi uyên ương nay đã thành ông bà con cháu đùm đề. Phải chăng vì lý do đó mà Đakbla từng có một khúc sông được gọi bằng cái tên rất gợi cảm, Paradis (Thiên Đàng), dường như nay là bãi cát dưới chân cầu treo Kon Klor.
    Hai lần người viết dẫn đoàn học trò cũ về tham quan dòng sông Đakbla, thấy “dòng sông tuổi thơ” của ông thầy vẫn nước trong mát mời mọc như hồi nào, các em đã có nhận xét: “Thầy quả thật là hạnh phúc, bởi sau hơn nữa thế kỷ mà thầy vẫn còn tắm lội trên dòng sông của thời thơ ấu, chứ con sông tuổi thơ của các em ở ngoại ô Sài Gòn giờ đây đen thui hơn nước cống…”.
    Tương lai nào cho dòng sông Đakbla?
    Dòng Đakbla sở dĩ “vẫn như thưở ấy”(*) phải chăng là do sự may mắn của hoàn cảnh địa lý? Phải chăng vì Kontum là ngõ cụt, lại ở xa các cụm dân cư đông đúc, đất đai không màu mỡ nhiều để thu hút đám di dân tự do nghèo khổ từ miền Bắc và miền Trung ồ ạt đổ vào như các tỉnh Tây Nguyên khác.
    Nhưng từ ngày có con đường Trường Sơn nối Quốc lộ 14 với các tỉnh miền Bắc và miền Bắc Trung phần, Quốc lộ 24 đi thẳng Quảng Ngãi được trải nhựa… cũng như việc mở cửa khẩu Bờ Y ở khu ba biên giới Việt Miên Lào, Kontum không còn bị lãng quên. Khách thập phương dễ dàng đến Kontum bằng nhiều ngã. Theo số liệu mới nhất, dân thị xã Kontum đã vượt con số 120 ngàn, có mật độ trên 300 người trên một cây số vuông, tuy chưa đủ đông để làm ô nhiễm dòng Đakbla, nhưng cũng đáng báo động vì con sông vẫn là nơi hứng mọi thứ nước thải. Đập thủy điện Yali tuy có lúc làm cho dòng chảy Đakbla chậm lại tạo nên một lớp sình dưới đáy, nhưng cũng giúp điều tiết dòng nước trong mùa mưa lũ.
    Còn một điều may mắn nữa là nhà máy đường Kontum mua hằng mấy chục tỷ đồng từ phế liệu bên Trung Quốc về, nhưng chạy không được bao nhiêu vì cánh đồng mía ở đây không đủ cung cấp nguyên liệu, nhờ đó nước thải chưa làm ô nhiễm sông Đakbla ở làng Kon Rơbang và Phương Quý.
    Về mặt tích cực, ngày nay có thêm chiếc cầu treo Kon Klor nối hai bờ vui giữa Phường Thắng Lợi và Đak Rơwa, giúp cho người dân khỏi đi vòng ngã Chư Reng xa hơn 30 cây số và đồng thời đó cũng là một thắng cảnh hiếm hoi trên sông Đakbla. Hầu như làng dân tộc Bahnar quanh thị xã đều được giúp dựng nhà rông giữa làng, nên dọc dòng sông thấp thoáng bóng dáng ngọn tháp cao vút như lưỡi rìu khổng lồ giữa lùm tre xanh rì và những con đường đất liên thôn được mở thêm nhiều để xe bò có thể qua lại dễ dàng giữa các làng.
    Nhưng người dân Kontum không khỏi e ngại trước cách làm du lịch theo kiểu “mì ăn liền”, không cần dùng cái đầu để động não và nhất không cần có cái tâm, miễn sao mau lấy tiền du khách trước mắt, không cần biết hậu quả tai hại về lâu dài. Bãi cát hoang sơ ở khúc sông đẹp nhất Kontum cạnh làng Kon Katu bên kia cầu Kon Klor là nơi người ta thường tổ chức cho du khách tham quan, đã bắt đầu trở thành một bãi rác với đủ thứ phế phẩm của người “văn minh” vô ý thức…
    Đành rằng tiềm năng du lịch của Kontum nghèo nàn so với các tỉnh khác ở Tây Nguyên, nhưng phải nói thị xã Kontum có cảnh quan độc đáo tuyệt vời do sông Đakbla bao quanh, có không khí trong lành, có những con người hiền hòa mộc mạc không bao giờ biết ngữa tay vòi tiền du khách như ở nhiều nơi khác trên đất nước này… Tại sao không nổ lực biến cả thị xã thành khu du lịch sinh thái, ở đó du khách tha hồ cuốc bộ hay đạp xe vào các làng mạc tiếp xúc với người dân tuy lam lũ kiếm miếng ăn hằng ngày nhưng cũng biết bảo tồn cái minh triết ngàn đời cha ông để lại, có thể dừng chân nghỉ ngơi hay tắm mát trên một bãi cát vắng dưới gốc tre già … Nên nhớ Kontum cho đến nay vẫn còn là tỉnh lị duy nhất ở Tây Nguyên mà hằng ngày có sự giao lưu dễ dàng giữa người Kinh với người Thượng, bởi vì đa số các làng dân tộc Bahnar, Jơrai…đều nằm dọc theo dòng sông Đakbla để có nước sinh hoạt, ăn uống, tắm rửa và tìm được chút ít cá tôm.
    Đi du lịch ngày nay đâu phải chỉ ngồi trên xe máy lạnh để nghe người hướng dẫn chỉ cho thấy công trình nầy thắng cảnh nọ, rồi vào ăn uống trong một nhà hàng sang trọng… mà chủ yếu là gặp gỡ con người, tiếp xúc với nền văn hóa sống động để người du khách cảm thấy cuộc sống mình phong phú thêm lên.
    Thay lời kết: Hơn bao giờ hết dòng Đakbla cần những tấm lòng
    Từ hơn 30 năm qua, thiết nghĩ vì thiếu hiểu biết và nhiều nguyên nhân khác trong đó có bệnh duy ý chí và cái bụng ham hố vô độ…, người ta đã cho thực hiện nhiều công trình làm hủy hoại nghiêm trọng môi trường như việc chuyển thành phố Sài Gòn về hướng vùng trũng phía Đông (Nhà Bè, Thủ Thiêm, Bình Chánh…) khiến cảnh ngập lụt ngày càng vô phương giải quyết và làm hoang phí không biết bao nhiêu tiền của nhân dân. Người dân Kontum dù đang sinh sống ở đâu, hằng cầu Trời khẩn Phật cho những người có trách nhiệm ở địa phương biết rút được bài học môi trường mà có kế hoạch tổ chức và gây ý thức cho nhân dân biết gìn giữ cảnh quan độc đáo như món quà vô giá mà dòng Đakbla ban tặng cho Kontum. Bởi vì một khi dòng Đakbla bị ô nhiễm thì Kontum cũng không còn là Kontum và những người sống nhờ vào dòng sông đã mất đất sống nay lại mất thêm nguồn nước sống nữa.
    Đây cũng là vấn đề lớn đặt ra cho Tây Nguyên. Những biến động trong vài năm qua ở miền đất nầy và chắc chắn vẫn còn âm ỉ, âu cũng xuất phát từ nhân tâm của cư dân bao đời sống ở đây trước sự tàn phá không thương tiếc môi trường sống mà trách nhiệm trước hết đối với dân tộc thuộc về những kẻ đang cầm quyền.
    Đinh Hồ (tháng 4.2006)
_________________________________________
(*) Một câu trong bài hát “Trở về dòng sông tuổi thơ” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp.
(**) Hồi ký có tựa “Les sauvages Bahnar”, bản dịch tiếng Việt của Lm Đỗ Hiệu có tựa “Dân làng Hồ” xuất bản năm 1972.
(***) Cuối năm 2003, mới có thêm tỉnh Đak Nông, tách ra từ Đak Lak từ ranh giới sông S’rêpok và lấy thị trấn Gia Nghĩa làm tỉnh lị.

NHẨN NẠI

 MỘT CHUT TỬ TẾ : NHẨN NẠI
Đứng trước những khó khăn của cuộc sống dù lớn dù nhỏ, chúng ta thường khi mất nhẫn nại. Trong nhiều tình huống, sự nhẫn nại là một sức mạnh giúp chúng ta sống tốt hơn. Nhưng nhẫn nại cũng có những giới hạn của nó mà vượt qua những giới hạn đó thì nó lại trở thành sự yếu đuối, sự dửng dưng, sự từ chối vô bổ. Chúng ta có nên cho những người nhẫn nại là nhu nhược không ? Có lẽ không nên. Vì có thể nó là một sự yếu đuối, nhưng ......
Một chút tử tế : nhẫn nại
Người chậm giận thì hơn trang hào kiệt, 
người tự chủ hơn kẻ chiếm được thành.
Cn 16, 32

Đứng trước những khó khăn của cuộc sống dù lớn dù nhỏ, chúng ta thường khi mất nhẫn nại. Trong nhiều tình huống, sự nhẫn nại là một sức mạnh giúp chúng ta sống tốt hơn. Nhưng nhẫn nại cũng có những giới hạn của nó mà vượt qua những giới hạn đó thì nó lại trở thành sự yếu đuối, sự dửng dưng, sự từ chối vô bổ. Chúng ta có nên cho những người nhẫn nại là nhu nhược không ? Có lẽ không nên. Vì có thể nó là một sự yếu đuối, nhưng nó là một tính tốt cho chúng ta sức mạnh tuyệt vời, nhất là trong những lúc khó khăn.

Sự nhẫn nại không phải tự dưng mà có.
Tính nhẫn nại không phải tự nhiên mà có ; một đứa bé tự nhiên là không nhẫn nại, nóng vội. Cái gì cũng muốn và muốn có liền. Người mẹ phải rất kiên trì, khéo léo để dạy cho nó chấp nhận sự chờ đợi để được cái mà nó muốn. Tuy là người lớn, nhưng chúng ta suy nghĩ lại xem, chúng ta cũng còn mãi dấu vết đó không ít thì nhiều được che giấu đi vì tập luyện, vì nhân đức hay vì một lý do nào khác nữa.

Chúng ta hãy cùng nhìn lại, khi phải đứng xếp hàng dài ngất ngưỡng lúc đang cần phải làm một công việc gì gấp, không dễ gì chúng ta giữ được sự nhẫn nại, không càm ràm. Khi đồng hồ đã chỉ 8g30 và buổi họp được mời bắt đầu là 8g00, nhưng vẫn còn một vài người chưa đến, chúng ta có tiếng to tiếng nhỏ không ? Điều đó cho thấy rằng, để nhẫn nại, chúng ta cần phải làm một cố gắng, có thể một cố gắng rất lớn.

Những học sinh trường La San đều rất quen với từ tiếng Pháp « piquet », nó có nghĩa là cái cọc, nhưng cũng có nghĩa là bị phạt, đứng yên một chỗ, quay mặt vào tường. Học sinh nào lộn xộn, đầu tiên là bị « piquet ». Sau đó mới bị « xét xử ». Hiếm khi ông Thầy đánh, phạt ngay tức thì. Sau nầy tôi mới hiểu lý do, đó là các sư huynh áp dụng đúng sư phạm của Gioan La San rằng : « không bao giờ phạt học sinh trong lúc nóng giận » và khi đã bình tĩnh rồi thì học sinh đó không còn nhận một hình phạt quá nặng đối với lỗi mà em đó đáng chịu. Trong chương trình « Tư duy tích cực » mà tôi hân hạnh được tham dự cách nay 10 năm do bà Trish hướng dẫn. Người ta đề cập đến vấn đề nhẫn nại và được thu tóm qua 3 ký tự : S - O –S. (Stand – Observe – Steer) : (dừng lại – quan sát – điều khiển). Đứng trước một nghịch ý, chúng ta hãy dừng lại, quan sát-suy nghĩ, và sau đó chúng ta sẽ có một lối giải quyết vấn đề chính xác. Hoặc trước một việc xảy ra ngoài ý muốn nhưng nếu chúng ta nói được từ « KHOAN », thì chúng ta sẽ có thời gian đủ để tìm được một cách giải quyết vấn đề tốt nhất, sẽ có được câu trả lời phù hợp nhất.

Sống nhẫn nại trong một thế giới xô bồ.
Sống trong một thế giới mà lúc nào cũng “như ma đuổi”, thì chắc chắn dần dà chúng ta sẽ không quen chờ đợi, sẽ quên đi triết lý sống cần thiết cho trái chín mùi. Một sự nhẫn nại cần thiết cho các bậc làm cha mẹ, các nhà giáo dục. « Đức tính Kiên Nhẫn giúp giáo viên vượt thắng những điều xấu trong đời sống, nhất là trong việc giáo dục người trẻ. Kiên nhẫn xoa dịu nỗi đau và làm êm dịu tâm trí, phá bỏ sự buồn phiền, lo âu, chán nản, và ngăn cản lời nói cay đắng và nhận xét thù hằn. Những điều ngược lại với kiên nhẫn là tẩy chay học sinh bằng lời nói tục tằn, đối xử thô bạo, hành xử bạo lực, đánh đập, và sửa phạt bất công » (12 Đức tính của nhà giáo dục tốt). 
Nhẫn nại cũng có những yếu đuối của nó

Nhẫn nại là một sức mạnh có sức « dời núi ». Nhưng ở một mức độ nào đó, nó có thể biến thành một yếu tố « ù lì ». Ví dụ như chúng ta đang ở trong tình trạng « bế tắc », nhưng cứ ngồi đó mà chờ « cơ hội thuận lợi » để có thể phát triển. Sự nhẫn nại đó có phải là một sức mạnh để chấp nhận tất cả những thiệt thòi cho cá nhân và tập thể không ? Kinh nghiệm cho thấy sự nhẫn nại đó không mang lại một sự phát triển nào. Nhưng ngược lại, nó còn ngăn cản bước tiến. Trong trường hợp nầy, sự mất nhẫn nại và sự « lì lợm » lại trở nên cần thiết để làm sống lại, thức tỉnh tính ù lì, thúc đẩy cái đã ngủ yên từ rất lâu. Đó chính là thực hiện điều mà ngài Alvaro đã nói : « Khi cửa ra vào đóng lại thì mình mở cửa sổ mà đi ».

Sử dụng tốt nhẫn nại và nóng vội.
Không có chút ít nhẫn nại thì cuộc sống nầy thật không chịu nỗi và chúng ta chẳng có được điều gì là quan trọng. Nhưng để sự nhẫn nại thực sự là một sức mạnh thì nó phải được bảo trợ bằng một niềm hy vọng, một niềm tin vào lời hứa có được một tương lai tốt đẹp hơn. Và chính Thiên Chúa là Đấng đã nêu gương cho chúng ta : « Đức Chúa ! Đức Chúa ! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa với muôn thế hệ, chịu đựng lỗi lầm… » (Xh 34, 6 ; Ds 14, 18…). Nếu không có một chân trời, một lòng tin và không có một giới hạn thì sự nhẫn nại đó được coi như là sự cam chịu và chờ đợi vô ích. Nếu không có gì thể hiện mà không cần đến thời gian thì cũng không có gì trở thành hiện thực nếu không có quyết tâm và hành động. Nhẫn nại và nóng vội chỉ có hại khi nào nó đi quá trớn, khi nhẫn nại đi đôi với thụ động và nóng vội đi đôi với bạo lực và hám lợi quá trớn.Tình thật mà nói, nhẫn nại hay nóng vội cũng có khía cạnh tốt của chúng. Nhẫn nại giúp chúng ta không lùi bước trước những khó khăn, nóng vội thúc đẩy chúng ta bảo vệ mình trước những tình huống nguy hại đến chúng ta.


Nhật nhật Tân, fsc

HỌC LÀM NGƯỜI

Học làm người   

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.


(Theo Đại sư Tinh Vân, Liên Hải dịch)

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

GƯƠNG DANH NHÂN


Nhà bác học  Louis Pasteur

Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội.
Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng: “Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à ?”
Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao ?” Người thanh niên xấc xược trả lời:
“Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi Ông sẽ thấy rằng những gì Ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.
Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên: “Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không ?” Người sinh viên nhanh nhẩu trả lời: “Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem”.
Cụ già từ từ rút trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi: < Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.>( Sưu tầm trên internet )

ĐIỀU QUÝ NHẤT TRÊN ĐỜI


Điều Quý Giá Nhất Trên Đời  Red rose
  Có hai người lái buôn và cũng là hai người bạn thân quyết chí lên đường đi tìm cho kỳ được điều quý giá nhất trên trần gian này. Mỗi người ra đi một ngả và thề thốt sẽ gặp lại nhau sau khi đã tìm được điều quý giá nhất ấy. 
Người thứ nhất lặn lội đi tìm cho kỳ được viên ngọc mà ông cho là quý giá nhất trên trần gian này. Ông băng rừng, vượt biển và không bỏ sót thành phố, làng mạc nào mà không ghé qua. Bất cứ nơi nào có bán đá quý, ông đều tìm tới. Cuối cùng, ông mãn nguyện vì đã tìm được viên ngọc mà ông cho là quý giá nhất trần gian. Ông trở lại quê hương và chờ đợi người bạn của ông.
Nhiều năm trôi qua mà người bạn của ông vẫn biệt vô âm tín. Thì ra điều ông đi tìm kiếm không phải là vàng bạc, châu báu, mà là chính Chúa. Ông đi khắp nơi để thọ giáo những bậc thánh hiền. Ông cặm cụi đọc sách, nghiền ngẫm, nhưng vẫn không tìm gặp được Chúa.
Ngày nọ, ông đến ngồi thẫn thờ bên một dòng sông. Nhìn dòng nước trôi lững lờ, ông bỗng thấy một con vịt mẹ và một đàn vịt con đang bơi lội. Đàn vịt con tinh nghịch cứ muốn rời mẹ để đi kiếm ăn riêng. Đi tìm con này đến con nọ, con vịt mẹ cứ phải lặn lội đi tìm đàn con mà không hề tỏ dấu giận dữ hay gắt gỏng... Nhìn thấy cảnh vịt mẹ cứ mãi đi tìm con như thế, người đàn ông mỉm cười và đứng dậy trở về quê hương.
Vừa gặp nhau, người bạn đã tìm được viên ngọc quý mới buột miệng hỏi trước:
-"Cho tôi xem thử điều quý giá nhất mà anh đã tìm được. Tôi nghĩ đó phải là điều tuyệt diệu, bởi vì gương mặt anh dường như đang nở nụ cười mãn nguyện chưa từng thấy".
Con người trở về với hai bàn tay trắng, nhưng tâm hồn tràn ngập hân hoan trả lời:
-"Tôi đã đi tìm Chúa và cuối cùng tôi đã khám phá ra rằng chính Ngài là Đấng đi tìm tôi".
(Sưu tầm trên thiệp hoa HĐ)

PHỤC VỤ



PHỤC VỤ
            Nói về những người tự cho mình là quan trọng chỉ biết sống ích kỷ mà không biết phục vụ, quan tâm đến người khác, một nhà giáo dục đã kể câu truyện như sau:

Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng, người ta châm lửa cho ngọn nến và ngọn nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho căn phòng. Mọi người đều trầm trồ:
-Ô ! Nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng thấy gì cả”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra trải dài theo thân nến, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại đến khi chỉ còn một nửa nến mới giật mình:
-“Chết mất, ta mà cứ cháy mãi như thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta lại phải chịu thiệt thòi như vậy”.
Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt vụt đi chỉ còn sợi khói mỏng manh bay lên. Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau:
-“Ồ! Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”  
Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện về tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị:
-“Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”.
Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ mãi mãi nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng, được tiêu hao và tan chảy vì mọi người, bởi vì nó là ngọn nến.
*******************************
Được phục vụ người khác là một vinh dự,
Một cánh hoa dù nhỏ bé đến đâu nó cũng sống trọn kiếp hoa của nó khi tỏa ra hương thơm ngát; một con ong, chú kiến sống trọn kiếp của nó khi chăm chỉ làm việc là hút mật là tha mồi; một nghệ sĩ dương cầm tấu lên những bản nhạc du dương cũng là để phục vụ người khác; một họa sĩ vẽ lên bức tranh là để thể hiện và ca ngợi cái đẹp của cuộc sống.
            Mỗi người dù làm công việc gì hết mình, tận tình cũng là để phục vụ người khác và xây dựng xã hội; người lười biếng ích kỷ thì không biết chia sẻ hay phục vụ người khác. Một con người chỉ thật sự là người khi sống cùng, sống với người khác, biết phục vụ chia sẻ với người khác, bởi không ai là một hòn đảo tách biệt. Ngay cả đất đá vô tri nói như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì: Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau. Khi tạo dựng, Thiên Chúa không để Adam phải cô độc một mình, nhưng Người đã đặt ông vào vườn địa đàng xinh đẹp với đầy đủ các loại hoa thơm trái ngọt, đồng thời Thiên Chúa còn tạo Eva như người bạn đồng hành để đỡ nâng và an ủi ông trong cuộc sống.
            Chính khi phục vụ và sống chan hòa với người khác chúng ta càng được sung mãn về nhân cách, phong phú về tâm hồn, tăng thêm niềm vui.  Phục vụ là cho đi, là làm cho người khác được hạnh phúc. Hạnh phúc được chia sẻ thì hạnh phúc được nhân lên, và chúng ta chỉ thật sự có hạnh phúc khi biết làm cho người khác hạnh phúc.
            Trong xã hội mọi người đều bình đẳng, nếu bạn có chức vị cao cũng là để phục vụ người khác. Trong gia đình, cha mẹ là người quan trọng nhất. Thế nhưng cha mẹ lại là người vất vả phục vụ và hy sinh cho con cái nhiều nhất. Càng làm lớn lại càng phải phục vụ nhiều hơn. Vì như Chúa Giêsu đã nói: “Trong anh em người làm lớn hơn cả phải là người phục vụ anh em” (Mt 20, 26); “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14, 11).
 
Mỗi người chúng ta là một ngọn nến nhỏ trong vũ trụ bao la, được tác tạo trong yêu thương, Thiên Chúa muốn chúng ta được lớn lên, triển nở và đạt được hạnh phúc. Ngài đã đặt xung quanh chúng ta những mối quan hệ gần gũi, thiết thân đó là gia đình, hàng xóm, bạn bè, xã hội để chúng ta cùng cộng tác giúp nhau sống tốt. Thế nhưng như ngọn nến nhỏ trong câu truyện trên, đã có lúc chúng không chịu cháy sáng, không sống với hết bản chất riêng của mình. Ngọn nến đã vụt tắt, ích kỷ giữ lại cho riêng mình mãi cho đến lúc bị vất đi, bị lãng quên như một vật bị phế thải, nó mới hiểu được ý nghĩa của sự tiêu hao, hiểu được niềm vui của hành động phục vụ.
*******************************
Một con én không làm thành mùa xuân, nhưng nó biết làm cho đời ấm lại. Một ngọn nến nhỏ chẳng đáng là gì, nhưng nó cũng đủ xua tan bóng tối.
Xin góp chung những ngọn nến nhỏ lại để tạo nên một vầng sáng lớn. Xin tiêu hao đi vì tha nhân, được tan chảy trong tình yêu để đời không lụi tàn mà cháy mãi sáng mãi trong tình yêu.
(SƯU TẦM )

10 Điều khuyên Cho người cao niên

"10 Điều Khuyên" cho người cao niên


1. Hãy vui với nguời khác như bạn bè, bà con,
.... đừng tìm vui trong việc tích trữ của cải.


2. Lập chuơng trình tiêu xài hết tiền của mà bạn để dành.
.... Bạn xứng đáng tiêu pha nó trong mấy năm còn lại của đời nguời.
.....Nếu được, cứ đi du lịch.
.....Để của lại cho con, chúng nó sẽ gấu ó nhau và nhiều chuyện rắc rối xảy ra sau khi bạn qua đời.


3. Hãy sống với thực tại .
....Đừng sống cho quá khứ hay cho tương lai.
....Bạn có ngày hôm nay trong tay bạn.
Ngày hôm qua thì đã qua, ngày mai thì chưa đến hoặc không bao giờ đến.


4. Hãy vui với lũ cháu nội ngoại của bạn (nếu bạn có),
.... nhưng đừng làm kẻ giữ trẻ trọn thời gian.
.....Trách nhiệm nuôi dạy trẻ là của cha mẹ nó.
Sau khi bạn đã nuôi con nên nguời rồi, bạn không còn trách nhiệm gì với bầy cháu của bạn. Đừng thấy áy náy khi từ chối giữ trẻ nếu bạn không thấy thích thú chăm sóc trẻ.


5. Chấp nhận sự già yếu, đau nhức của tuổi già.
....Hãy vui với những gì mình còn làm được


6. Vui với những gì bạn có.
.....Đừng lao nhọc tìm những gì bạn không có. Đã trễ rồi, thời gian không còn nhiều nữa..


7. Hãy vui cuộc đời với người phối ngẫu (vợ / chồng), con cháu, bạn bè..
....Nguời khác yêu bạn, phải yêu chính bạn chớ không phải những gì bạn có.
Ai yêu những gì bạn có chỉ gây khổ cho bạn mà thôi.


8. Tha thứ cho mình và cho nguời.
....Chấp nhận sự tha thứ.
....Vui hưởng sự bình an trong tâm hồn.
    
9. Làm quen với sự chết. Nó sẽ xảy ra. Đừng sợ hãi. Nó là một phần của cuộc đời.
....Chết là bắt đầu một cuộc đời mới hơn, tốt đẹp hơn.
....Chuẩn bị một cuộc sống mới với Đấng Tạo Hóa.


10. Hãy hướng tới Thượng Đế vì bạn sẽ gặp Ngài sau khi bạn rời cõi trần gian này.
                                         ( sưu tầm )

ĐẤT SÉT

ĐẤT SÉT (Gr 18:1-6)
Tôi là cục Đất Sét bị bỏ xó nằm buồn thiu bên cạnh những cái bình vỡ ở góc nhà của ông chủ lò gốm.  Cuộc đời tôi lưu lạc từ người thợ gốm trước của ông chủ.  Anh ta là một người thợ bất tài, không có lương tâm.  Đang lúc anh nặn tôi thành hình một chiếc bình, đôi tay vụng về đã làm hỏng chiếc bình trên tay anh.  Chuyện này cũng có lúc xảy ra khi thợ gốm nặn đất sét (Gr 18:4).  Thay vì làm lại một chiếc khác đúng như anh thấy cần phải làm, thì anh đã vo tròn miếng đất sét lại và thẳng tay ném tôi vào góc nhà cách không thương tiếc.  Đầu tôi bị đập mạnh vô vách tường u lên một cục, thân tôi bị bầm dập, nứt nẻ đầy mình.  "Thế là xong đời!" tôi nhủ thầm và tủi thân khóc thương cho số phận hẩm hiu của Đất Sét trong tay người thợ gốm bất tài ác tâm.  Trong bóng tối của góc nhà giăng đầy màng nhện, tôi đã chẳng khóc một mình.  Xung quanh tôi, những đứa bạn cùng chung số phận, đứa thì sứt tai, gãy càng, rách mặt, u đầu… ngồi ôm nhau khóc thút thít mà chẳng biết kêu cùng ai.
Không may cho người thợ gốm vô lương tâm kia!  Khi ông chủ biết chuyện, ông đuổi hết những người thợ gốm gian ác đi.  Trong lò làm gốm giờ chẳng còn ai.  Chúng tôi hồi hộp lo sợ, không biết ông chủ tính làm gì với những mảnh Đất Sét tàn phế vô dụng đây.  Ông sẽ mướn những người thợ gốm khác để làm lại ư?  Hay ông sẽ bán cơ ngơi lại cho người khác?  Cũng có thể ông sẽ giục hết đống Đất Sét vụn đi?  Không có câu trả lời!  Ông chủ nổi tiếng giàu có nhất vùng, lò gốm chỉ là một dấu phảy trong cơ ngơi ngút ngàn của ông.  Chẳng ai có thể đếm được khối tài sản của ông.  Bởi ông càng giàu nên chúng tôi càng lo sợ.  Cái thứ phế liệu như chúng tôi có là gì  để ông chủ phải bận tâm chứ?  Chúng tôi chỉ còn chờ ngày người ta quẳng vô thùng rác đầu làng.


Không như chúng tôi dự đoán!  Ngày ngày ông chủ đi ra cái lò gốm bề bộn của đám thợ bất nhân để lại, ông cần mẫn dọn dẹp từng thứ cho gọn gàng ngăn nắp.  Ông làm việc ngày đêm, mang những sản phẩm hoàn chỉnh để riêng sang một bên, quét sạch những góc nhà tối tăm, lôi đám Đất Sét tàn phế ra ánh sáng để xem xét và quyết định số phận.  Rồi ông xách xô nước lạnh đến và nhẹ  nhàng nhặt từng đứa một bỏ vào xô nước ngâm cho nhão ra.  Chúng tôi vui suớng ngập mình trong dòng nước mát rượi, và từ từ thân thể chúng tôi biến dạng dãn ra, nhão nhét và mềm mại. 
Ngày hôm sau, khi trời vẫn còn tờ mờ sáng, ông chủ đã có mặt ở lò gốm.  Ông dừng lại bên chiếc bàn xoay có hai bánh, từ từ kéo chiếc ghế ra và ngồi xuống trước bàn.  Chúng tôi nhìn nhau kinh ngạc.  Hả! một ông chủ giàu có của lò gốm mà bây giờ tính ngồi vào chiếc ghế của người thợ gốm sao?  Tại ông tiếc tiền không muốn mướn thợ?  Vô lý, tiền bạc của ông đếm không xiết thì có xá gì một hai đồng để trả lương cho thợ.  Hay ông không tin vào cách làm ăn cẩu thả của đám thợ vô lương tâm?   Cũng không hợp lý nốt, thợ thì có người này người kia, tìm hoài thế nào mà chẳng có những người thợ làm ăn đàng hoàng chân chính.  Thật không hiểu được!
Ông chẳng thèm đoái hoài gì đến những thắc mắc của chúng tôi. Ông cho tay vô xô nước và lôi tôi lên, miếng Đất sét nhão nhét chảy dài và nằm gọn lỏn trong lòng bàn tay người thợ gốm.  Ông vo vo miếng Đất sét trong tay rồi nheo mắt suy nghĩ nên nặn tôi ra hình thù gì cho thích hợp đây.  Toàn thân tôi run rẩy trong lòng tay người thợ gốm mới.  Chẳng lẽ ông chủ giàu có lại tính tái chế miếng Đất Sét đã bị phế thải ư?  Dù có nghề thợ gốm cha truyền con nối, nhưng bỏ lâu không làm, biết ông có đủ tài để nặn lại tôi thành một đồ vật hữu ích không?  Rồi ông có đủ đức kiên nhẫn của người thợ gốm để nặn, để gò, để uốn, để nhồi, để nắn không, hay lại… nửa chừng thì quăng tôi ra góc nhà?  Nếu thế thì thật bất hạnh cho thân tôi quá!  Nhưng một cục Đất Sét trong tay người thợ gốm thì có quyền gì mà hạch hỏi người thợ chứ?  Ông làm chủ số phận tôi mà!
Đang mải miên suy nghĩ, bỗng….. reeeẹc..., Úi cha, đau quá!  Tôi rùng mình thét lên.  Thoáng cái đôi tay người thợ gốm đã đưa thân mình tôi xẹt qua xẹt lại giữa bàn xoay hai bánh.  Thân hình tôi từ từ biến dạng theo độ xoay của chiếc máy.  Đau đớn cộng với nỗi sợ hãi quá đáng, tôi co người lách ra ngoài vòng xoay của chiếc máy và những kẽ hở của đôi tay người thợ.  Tay ông mất đà cà xát mạnh vào bánh xoay.  Bàn xoay đã không phân biệt được đâu là đôi tay mềm mại của ông chủ giàu có và đâu là miếng Đất Sét lì lợm, đã gọt dũa luôn bàn tay chủ tôi.  Máu văng đầy khắp bàn xoay chảy lênh láng, những mảnh thịt vụn li ti văng tung toé lên mình tôi.  Ông nhăn mặt đau đớn, vội bỏ tôi xuống và ôm bàn tay đầy máu đi vào trong.  Tôi sợ hãi hối hận oà lên khóc nức nở.  Vì không tin vào khả năng của chủ mình, vì nghi ngờ vào sự kiên nhẫn của ông mà tôi đã vô tình làm ông bị thương.  Tôi thật đáng bị nguyền rủa và bị quăng vào thùng rác, tôi không xứng đáng để ông chủ nâng niu nặn hình nữa.  Ông chủ ơi!  Xin lỗi ông!
Hôm nay ông chủ không quay trở lại lò gốm.  Tôi nằm chơ vơ trên bàn máy, lòng buồn ngổn ngang trăm mối.  Tôi có thể làm gì để chuộc lại lỗi lầm của mình đây? 


Lại thêm một ngày nữa trôi qua trong lo lắng khổ sở, tôi vò đầu bức tóc.  Mặt trời mọc rồi lặn nhường chỗ cho chị Hằng đến, vẫn không thấy bóng chủ tôi đâu!  Mặt trời ơi, mặt trăng ơi, bàn tay chủ tôi ra sao rồi?  Trong dằn vặt nhung nhớ, tôi không còn thấy người thợ gốm như ông chủ mình nữa.  Tôi thấy ông như một phần thân thể của mình, vì thịt và máu của ông vẫn còn dính đầy trên người tôi đây.  Và ngược lại tôi cũng thấy mình như một phần chi thể không thể thiếu của ông.  Chẳng phải bàn tay ông dính đầy Đất Sét hay sao?  Lòng tôi bâng khuâng lo lắng!  Nếu ông không trở lại thì số phận tôi sẽ ra sao nhỉ?  Lại trở về với thân phận bụi đất vô dụng?  Tôi gục đầu buồn bã ăn năn!
Sáng tinh sương ngày thứ ba, tôi giật mình mở mắt khi có bàn tay ấm áp đặt lên mình.  Tôi mừng rỡ reo lên:  “A, ông chủ!”  Ông mỉm cười âu yếm nhìn tôi.  Lạ thay bàn tay ông đã lành, chỉ còn lại vết thẹo to chạy dài theo lòng bàn tay.  Ông ngồi xuống và nâng tôi lên.  Ông nhẹ tay lau khô những mảnh máu khô và những vết dơ trên thân thể tôi.  Rồi không một lời trách mắng, không một hành động thô bạo với miếng Đất Sét lì lợm khó ưa, ông bắt đầu lại cuộc hành trình mới với tôi.  Tôi nhắm mắt thả lỏng thân mình trong lòng bàn tay với vết thẹo mới của ông.  Tiếng máy chạy xè xè… thân tôi bắt đầu bị gọt dũa… cắt tỉa… tôi quằn quại đau đớn nhưng ráng cố gắng chịu đựng.  Mỗi khi thân tôi chạy xẹt qua máy, tim tôi thắt lại, đau xé ruột gan.  Trong không gian im ắng, thỉnh thoảng tôi nghe tiếng từng giọt nước thánh thót chảy trên thân mình.  Hé mắt ra nhìn, đó là những giọt mồ hôi nhễ nhãi trên khuôn mặt ông chủ đang nhiễu nhão chảy dài lên sản phẩm trên đôi tay.  À, ra thế!  Cuộc hành trình từ một cục Đất Sét phế thải đến một sản phẩm hoàn mỹ, không chỉ có mình tôi chịu đựng sự gian truân khốn khổ mà còn là những giọt mồ hôi công lao khó nhọc của người thợ gốm nữa.  Lặng người đi vì cảm động, tôi không dám nhúc nhích, cố gắng nằm im… phó thác, tin tưởng!
Thời gian như ngừng trôi, sau những khoảng khắc lặng im không nghe tiếng máy chạy nữa, tôi mở mắt ra.  Đã xong giai đoạn đầu và người thợ gốm đứng lên chuẩn bị đưa tôi vào giai đoạn cuối để hoàn tất sản phẩm của mình.  Đó là giai đoạn mà tôi sợ nhất khi thân tôi sẽ bị đặt vào lò nung với nhiệt độ thật cao trong một thời gian dài.  Nóng khủng khiếp!  Đau đớn đến tận ngõ ngách của xương tủy!  Nhức nhối xuyên suốt con tim khối óc!  Đó là lúc mà Đất Sét tôi sẽ chết đi để hoá thân trở thành một sản phẩm mới.  Tôi phân vân!  Dù chỉ là Đất Sét, nhưng tôi vẫn có sự chọn lựa của mình.  Tôi có thể nằm ì ra hay lăn xuống đất để chống lại đôi tay người thợ gốm đang từ từ đưa tôi vào lò nung.  Hoặc tôi có thể hợp tác với chủ mình bằng cách ngoan ngoãn nằm im chấp nhận giai đoạn nung nóng này.  Tôi muốn gì?  Trở thành một bình bông tuyệt đẹp hay mãi mãi chỉ là cục Đất Sét vô dụng? 
Nhìn lên đôi tay vẫn còn dấu ấn của vết thương ngày nào, lòng tôi xao xuyến bồi hồi!  Làm sao tôi có thể chống lại đôi tay đã từng vì tôi mà mang thương tích?  Nhìn xuống phận mình, tôi chỉ là một miếng Đất Sét tàn phế bị quẳng đi ở góc nhà.  Lại ngước lên nhìn người thợ gốm, tôi bắt gặp đôi mắt long lanh đang say sưa nhìn sản phẩm trên tay với ánh mắt trìu mến tràn đầy tình yêu thương.  Ánh mắt khích lệ như bảo tôi đừng sợ, có ông ở bên cạnh mà!  Ông sẽ chẳng để lửa thử thách, khốn khó gian truân quá sức chịu đựng của tôi đâu.  Tôi cần phải bước qua ngưỡng cửa của lò nung thì mới hoá thân trở thành một sản phẩm mới được.  Đó là quy luật!  Không có sự chọn lựa nào khác cả.
 Tôi nhắm mắt buông xuôi hai tay nằm im chấp nhận sự thanh tẩy cuối cùng.
Tôi đau đớn lịm đi trong lò nung chẳng biết là bao lâu.  Làm sao tôi có thể đo được thời gian khi đang ở trong đau khổ?  Thế mà thời gian rồi cũng qua đi, cánh cửa lò xịch mở!  Tôi được mang ra ngoài khi toàn thân tê tái nằm im không cử động được.  Trong mơ màng, tôi cảm nhận một nụ hôn nhẹ đặt lên thân mình.  Tôi tê dại khẽ mở mắt ra nhìn.  Ông chủ!  Bốn mắt nhìn nhau long lanh ngấn lệ, yêu thương dâng tràn!  Tôi từ từ đưa mắt nhìn xuống thân mình.  Ồ, cái gì thế này?  Ngạc nhiên quá đến quên cả đau đớn, tôi ngồi phắt dậy tròn xoe đôi mắt ra nhìn.  Trên tay ông chủ là một bình bông rực rỡ tuyệt đẹp.  Là tôi đấy ư?  Tôi mà đẹp đến thế sao?  Tôi ngạc nhiên hết nhìn mình rồi lại nhìn ông chủ với ánh mắt ngạc nhiên thán phục.  Ông hãnh diện vuốt ve chiếc bình trên tay nở nụ cười mãn nguyện. 
Giờ đây tôi không còn là một cục Đất Sét xấu xí bị bỏ xó ở góc nhà nữa.  Nếu bạn có dịp vào nhà ông chủ lò gốm chơi, bạn sẽ thấy một bình bông tuyệt đẹp đặt trên chiếc bàn salon giữa nhà.  Điểm thêm vào đấy là mấy cánh hoa sặc sỡ đầy sắc màu của vùng nhiệt đới quê tôi, càng làm tăng thêm vẻ kiêu sa lộng lẫy của chiếc bình hoa.  Là tôi đó!  Khách đến nhà chơi, ai cũng phải dừng chân để chiêm ngắm vẻ đẹp thanh tao đài các của tôi.  Họ xuýt xoa trầm trồ khen ngợi tài năng người thợ gốm.  Họ chúc mừng ông đã làm ra một sản phẩm tuyệt mỹ.  Họ đâu biết quãng đường gian khổ mà ông và tôi đã trải qua!  Vâng, hành trình từ một miếng Đất Sét vô dụng đến một sản phẩm hữu ích xinh đẹp không phải là chuyện đơn giản dễ dàng.  Nó đòi hỏi tình yêu của người thợ với sản phẩm, những giọt máu văng tung toé trên bàn xoay của người thợ tận tâm nhân ái, bàn tay với vết sẹo dài vẫn tiếp tục làm việc, những giọt mồ hôi thánh thót chảy xuống trong những trưa hè nóng bỏng, sự kiên nhẫn làm việc qua tháng ngày, bao công lao khó nhọc đã đổ ra… Tài năng, công đức trộn với tình yêu của người thợ gốm mới ra tôi hôm nay.  À, đừng quên nói đến sự hợp tác nhỏ bé của tôi nữa chứ!  Nếu ngày đó, tôi không ngoan ngoãn để người thợ gọt dũa cắt tỉa, hoặc tôi nhảy xuống đất khi bị mang vào lò nung… thì đâu có ngày hôm nay bạn nhỉ?
        Tôi muốn gởi đến bạn bè tôi, những mảnh Đất Sét cùng chung số phận hẩm hiu ngồi ôm nhau khóc tỉ tê ở góc nhà năm xưa.  Hãy cố gắng chịu đựng gian khổ khi bị gọt dũa cắt tỉa, bạn nhé!  Hãy tin tưởng vào tình yêu và tài năng của người thợ gốm khi bị mang vào lò nung.  Đó là cánh cửa mà tất cả phận Đất Sét chúng ta phải bước qua.  Ông chủ sẽ chẳng để cho lửa thiêu đốt bạn đến chết đâu.  Rồi chúng ta sẽ gặp lại nhau, nơi trưng bày những sản phẩm tuyệt mỹ của người thợ gốm tài đức.  Lúc đó chúng ta sẽ cùng nhau ca hát nhảy múa.  Hẹn gặp lại tất cả!
Lang Thang Chiều Tím

Bài đăng phổ biến