Thứ Tư, 10 tháng 1, 2024

 

ĐÊM LỘ DIÊU

Hắn lê bước chậm rãi trên nền cát của bải biển vắng lặng ….. ánh trăng vằng vặc cộng thêm những ánh đèn hiu hắt của những con tàu đánh cá xa xa…. Làm hiện rỏ những dấu chân trên cát…. Như một cặp đang sánh đôi bên nhau….. tâm trạng hắn bồn chồn….. một chut rạo rực…. một chút ham muốn…… đi qua… đi lại…. trên biển vắng không một bóng người….. nhìn lên bờ …. Trên kia…. Một dãy đèn sáng được giăng ngang đang dọi xuống ba cái lều được dựng giữa bải cát…. Như  cái nấm hoang khổng lồ mọc giữa sa mạc… Nơi đó…. Một thằng bạn ơ một lều đang ngủ say… với tiếng ngáy …. Không to lắm… nhưng không hiểu do tiếng ngáy… hay do …. Mà hắn không ngủ được…. ba cái lều… ba người…. Hắn nằm lều chính giữa, thằng bạn nằm lều bên phải…. người ấy một mình nằm lều bên trái…. Cái lều mà hắn cứ quan tâm… để ý …. Và như cứ muốn được đến gần…..cái người mà Hắn có cảm tình từ thời đi học…. Qua mấy chục năm…. Nay mới có dịp đi du lịch , cắm trại cùng nhau….. Dù đã qua một thời gian dài…. Mỗi người có cuộc sống riêng…. Gia đình riêng….. đôi làn có gặp nhau…. Những Hắn chưa bao giờ nghĩ đến và có cảm giác thinh thích người ấy như lúc này….. Có phải do gần 2 năm rồi…. vợ Hăn đã đi xa………

Thế rồi, quanh quẩn trên bải biển một hồi… rồi ngồi nhìn xa xăm….. lại đứng dậy …. Đi qua … đi lại….. Hắn cũng phải trở về lều…. để cố tìm một giấc ngủ…. Hành trình còn dài…. Đêm nay chỉ mới Là đêm thứ hai…. Sợ không ngủ…. rồi không biết đủ sức khỏe để tiếp tục hay không….

Hắn lửng thửng chậm rải quay về lều…. khi đến lều…. nhìn qua lều người ấy….. cửa lều không đóng kín… trong thâm tâm … Hắn nghĩ đến đóng lại dùm …. Khẻo những con muổi hay thiêu thân bay vào lều…..

Khi đứng trước cửa lều người ấy…. nhìn thấy dáng người ây nằm…. miếng lót phủ cả người… lên cả khuôn mặt… như cố tình bảo vệ mình… tự dưng , như có gì lôi cuốn…. Hắn mỏ cửa lều…. chui vào lều…… Người ấy… giật mình…. Bật dậy…. Hắn cũng giật mình… hơi lo lắng …. Sợ phản ứng của người ấy….. Người ấy hất tay hắn cách nhẹ nhàng và lắc đầu…. nhưng khi nhìn vào ánh mắt và bàn tay vuốt nhè nhẹ vào cánh tay … Hắn cảm nhận có gì đó êm ái…. Hứa hẹn… hắn buông tay ra…. Vội vàng ra khỏi lều trong lẳng lặng và kín đáo……

Trở về lều…. Hắn hoang mang…. Không biết người ấy nghĩ gì? Nhưng cũng cảm thấy mơ màng….. thinh thích và hi vọng…….. hi vọng người ấy sẽ hiểu và đap trả tình cảm của mình…. Lòng xôn xao…….tim đập mạnh….. như tiếng sóng vổ ầm ào … ngoài bải biển Lộ Diêu …. Lần đầu tiên hắn đến…

Tự sự …. Trong chuyến đi phượt biển cùng các bạn học….

12/2023

 

NGÀY MAI RỒI MÌNH CŨNG GIÀ

“Thời gian tựa cánh chim bay...........’”

Thời gian tựa cánh chim bay..... nên trôi rất nhanh..... .... cuộc sống đã đi qua gần sấp sỉ  70 năm rồi....  ngồi ngẫm nghĩ lại......Khi còn trẻ  vì áp lực của biết bao công việc trong cuộc sống..... nhiều lúc tôi đã từng trông mong thời gian mau chóng trôi qua... tuổi già mau đến để được an nhàn .... nghĩ ngơi....

Già....... như một liệu pháp để cất đi những gánh nặng.... những áp lực.....mà mình muốn thoát  qua khỏi.......Vậy mà..... rât nhanh.... nay đã đến tuổi gần già....... bắt đầu lại thích nhớ lại những ngày còn trẻ.... những áp lực trong cuộc sống của ngày xưa không còn thấy.... chỉ còn nhớ những gì đẹp đẻ của tuổi thanh xuân trong trí nhớ......

Ngày hôm qua..... bao giờ cũng là những ngày đẹp..... dù đã trãi qua một thòi.... sướng hay khổ.... nhưng ai cũng tiếc nuối những ngày tháng tươi trẻ đã qua......

Nhớ tuổi thơ đầm ấm dưới mái nhà thân thương..... nhớ những người thân yêu : Cha mẹ, Anh chị em.... người vợ thân yêu..... khi được còn quây quần ....... tất cả những điều mà..... thời gian tàn nghiệt đã lấy đi hết cả rồi.....

Cho nên .... tuổi này giờ hay nuối tiếc với những câu than thở : “ mới đó mà đã.......” hoặc “ cứ ngở như mới hôm qua......”

Cho dù ..... cứ mãi nuối tiếc, nhớ nhung bao nhiêu đi nữa thì thời gian vẫn lặng lẻ trôi đi.... nhịp trôi buồn và lạnh lẻo.....

Bởi vậy giờ đây, phải chấp nhận và sống cho thong thả..... nhẹ nhàng...... dù cuộc sống có thế nào......

Thiết nghĩ, càng già .... càng phải an nhiên tự tại trước cuộc sống...... chấp nhận những sa sút  thể xác của hiện tại..... chấp nhận những gì .... còn có được trong hiện tại.....

Thật ra, chúng ta chẳng có kinh nghiệm gì khi sống thời trai trẻ..... thì cho đến hôm nay chúng ta cũng không có kinh nghiệm nào để sống cho tuổi già.....

Nhìn lại những ngày tháng củ đã đi qua..... cố gắng gạn lọc những gì không hay..... không đẹp... không ưng ý..... để thấy cuộc đời đã đi qua được ý nghĩa..... và đối diện với thực tại.....

Cuộc sống rồi cứ thế trôi....không thể níu lại ..... như lời bài hát của NS VTA..... Không còn trong vòng tya nắm giữ của ta......

Hãy sống vui và tích cực trong hiện tại...... Thật không đơn giãn..... nhưng cố gắng..... để an yên và tu tập... buông bỏ..... đon nhận qui luật thời gian để tiếp cận tuổi già một cách thanh thản.....

Chắc chắn rồi ..... Ngày mai rồi mình cũng già........ Tiễng cầu kinh đời đời vẫn vậy.............. được thua thì cũng thế thôi....... hãy nhìn xem vẻ đẹp của đời..... để tạ ơn trên cho ta được sống kiếp này.....

Cảm ơn Nhạc sỉ Vủ Thành An..... những lời nhạc thật ý nghĩa cho tuổi chúng mình........

Vậy hãy sống vui hiện tại..... và yêu cuộc đời này.... làm hành trang cho những năm tháng còn trên cõi đời này.......

Tãn mạn ...... một đêm khó ngủ.......

10/ 2024

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

 

 CHUYỆN TÌNH THỜI CUỘC

 

Kể từ lúc” Bà xã” tôi bệnh, tháng nào tôi cũng phải vào bệnh viện để lấy thuốc cho

bà. Sáng nay cũng thế, một sáng thứ hai đầu tuần thường rất đông bệnh nhân.

vừa nộp hồ sơ vào phòng tiếp đón xong, ra ngồi chờ đến phiên, chợt nghe tiếng

gọi : Anh Văn! nhìn quanh thì không thấy ai quen, bổng thấy một chị trung niên ,

gầy ốm, lam lủ đang nhìn mình cười.... cứ ngở chị ta lộn người, nên mình làm

lơ, đến khi nghe tiếp : Anh Van, mình ngẩng đầu lên và nhìn kỷ chị ta, thì nghe

chị ta hỏi: Anh văn không nhận ra em sao? Lúc đó tôi mới ngờ ngợ có nét quen

quen, nhưng không biết đã gặp ở đâu?

em là Bích , em chị Đào ngày xưa ở Phú Cường, anh không nhớ hả? bàng hoàng

vài giây.... nhìn kỷ lại tôi mới thấy ngờ ngợ những nét quen thuộc trên khuôn

mặt của một thời mà tôi đã quen cách đây lâu lắm rồi.... Một người con gái đã

một lần đi qua đời tôi..... Ô, Bích..... xin lỗi lâu quá anh không nhận ra, em thay

đổi nhiều quá.....

- Mấy chục năm rồi anh...

- Thế em bệnh gì mà vào đây?

- Ôi , đủ bệnh hết anh.... khổ lắm, anh thế nào, gia đình ra sao?

- Cảm ơn em , anh vẫn khỏe.... vợ anh thì đang bệnh, chị Đào bây giờ ra

sao?

- Chị Đào mất lâu rồi anh....

- Ô, Sao vậy....

Vừa lúc đó, loa phóng thanh kêu tên của Bích đến phiên để lấy số thứ tự

vào khám.

Bích liền nói với tôi, thôi em vào khám , anh cho em số điện thoại , lát

khám xong em gọi cho anh nha. tôi đọc nhanh số điện thoại của mình cho

Bích bấm vào máy... xong Bích vội vả chào và đi về phía phòng khám.

khi B. đi rồi , một thoáng trở về với ký ức ngày xưa khi còn thanh niên, lúc

đi làm tôi có mối tình thoáng qua với Đ. là chị của Bích .... cuộc tình

thoáng qua như những cuộc tình bất chợt của một thời trai trẻ...

Đêm đó , khoảng 9 giờ tối, Bích gọi cho tôi :

- Anh Văn rảnh không , anh em mình nói chuyện tí nha, lâu quá mới gặp lại

anh , em mừng quá....

Thế là , gần 2 tiếng đồng hồ , Bích kể tất cả những chuyện về gia đình của

cô, đặc biệt kể về chuyện của Đào , cuộc sống của Đào , gia đình Đào cho

đến khi mất.....

Sau khi nói chuyện với Đào, thế là cả đêm ký ức của ngày xưa quay về suôt cả

đêm không ngủ được.

Ngày ấy sau 1975, Đất nước sang trang , miền nam chúng ta bị “ đứt phim”...

Lúc đó, tôi 17 tuổi đang học lớp 11, một tuổi đang mơ mộng, tơ tưởng với

nhiều hoài bảo trong giai đoạn thanh niên mới lớn.... Nhưng tất cả đã sụp

đỗ khi cuộc sống thay đổi tất cả.... Với một lý lịch “ xấu” của cái thời mà

 “kẻ thắng cuộc” luôn theo dõi, để ý…. khi có một ông anh đang ở tù ngoài bắc, gia đình thì đạo công giáo..... Nên đến năm 1977, khi thi xong tốt nghiệp cấp ba, với

một lý lịch như thế , tôi và rất nhiều bạn bè không biết làm gì? dù rất sợ

chính quyền sẽ bắt đi lao động ở vùng sâu, vùng xa.... nên cố gắng đi tìm

việc nhưng không cơ quan nào nhận.... Thế là cũng phải khăn gói đi lao

động ở các nông trường , đào mương , đắp đê....

May thay, với một chút năng khiếu thể thao khi còn trên ghế nhà trường ....

Tôi được gọi vào Đội tuyển Bóng đá của Thị xã... Một thời gian sau thì được

tuyển vào đội bóng của Bưu điện Tĩnh Gialai- Kontum.

Thật ra, Đội bóng của chúng tôi chỉ là nghiệp dư, mỗi năm chỉ có 3 tháng tranh

giải toàn ngành và toàn tĩnh thì tập trung lại và chỉ ăn rồi tập luyện và thì

đấu.... 9 tháng còn lại là những anh công nhân khiêng , chôn ... những trụ

điện và giăng dây điện thoại khắp những con đường xuyên qua từ thành

phố vế các xã, huyện , các tỉnh giáp với tĩnh gialai- kontum. Mỗi nơi chúng

tôi đi qua thường thường đóng quân tại đó vài tháng...Công việc thì phải

chôn trụ, rãi dây điện thoại xuyên qua đèo, qua suối, qua sông.... theo

đường dây đi qua.

Lần đó, khi chúng tôi bắt đường dây từ Pleiku đi Phú Bổn, khi đến Chưse, chúng

tôi đã đóng quân tại nhà máy nhựa đá Phú cường, nơi đây cũng đang có

một đoàn Thanh niên xung phong Saigon đi lao động tại đây. Lúc đó vào

đúng mùa mưa.... MưaTây nguyên… những cơn mưa dầm dề, dai dẳng... đặc biệt Vùng Chuse này là vùng đất đỏ, lại đóng trong rừng sâu, rậm rạp....âm u… nên muổi, vắt, côn trùng rất nhiều… chúng tôi được phân công ở trong một cái trại lớn bằng tre nứa… cách đoàn TNXP Saigon vài trăm mét... nhìn thấy các bạn trong đoàn TNXP Saigon nhiều bạn nam nữ trạc tuổi mình… nhiều bạn nữ nhìn thấy dể thương…. Trong khi đội chúng tôi chỉ có nam…. Nên nhiều người trong đội chúng tôi cũng cảm thấy thích ( tuổi thanh niên mới lớn…), hằng ngày, mỗi chiều đi làm về, khi chúng tôi đi tắm, giặt …. Đều phải đi xuống một giọt nước gần trại của các bạn TNXP Saigon… đôi khi cũng chọc , ghẹo… những bạn nử bên ấy… thỉnh thoảng những giwof rảnh rổi chúng tôi hay sang bên ấy chơi … làm quen với họ…. trong số đó tôi hay để ý thấy có vài cô rất xinh… nói giọng saigon rất dể thương… đắc biệt có 2 cô tôi luôn để ý và có cảm tình…. Mặc dù chỉ nhìn xa xa chưa một lần nói chuyện…

Thế rồi…. một hôm nhân ngày 2/9 , để mừng lễ quốc khánh , nhà máy phú cường đã làm một buổi tiệc liên hoan mời tất cả công nhân và những đơn vị bạn đang làm việc ở đó…cùng nhau tham dự để giao lưu và cảm ơn những công việc mà các đơn vị đã làm cho họ…

Trong bửa tiệc, những dãy bàn được xếp hình chữ U ngoài trời … đơn vị chúng tôi được xếp ngồi đối diện với các bạn TNXP Saigon.( còn tiếp)

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

BM: Những năm còn lại trong cuộc đời ...

BM: Những năm còn lại trong cuộc đời ...: Đời người thật ngắn ngủi. Nhớ lại vào lứa tuổi đôi mươi, chúng ta lang thang trong khuôn viên trường đại học, vui cười vô tư và bây giờ đ...

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Tram-Thien-Thu: TỰ NHẬN BIẾT

Tram-Thien-Thu: TỰ NHẬN BIẾT: Mỗi chúng ta đều có ít nhất một trong bảy tặng phẩm thúc đẩy, tức là năng khiếu nào đó. Các tặng phẩm đó đã được Thánh Phaolô liệt kê:...

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013



Tôi đc Nước Mt ca Rng
ca Amai B’Lan
Nguyn Văn Lc




Có lẽ cuốn sách đầu tiên viết về người Tây Nguyên là cuốn của linh mục truyền giáo Pierre Dourisbourg, thường được gọi là cố An. Ông sinh ngày 19 tháng năm 1825, tại Briscans, miền Tây Nam nước Pháp, gần biên giới Tây Ban Nha.

Ông đã tình nguyện gia nhập Hội Truyền giáo Ba Lê và được phái vào hoạt động trong Địa phận Đàng Trong, tức Trung bộ Việt Nam để xây dựng một cơ sở truyền giáo nơi các dân tộc Thượng Du. Trong số các vị thừa sai cùng với cha Pierre Dourisbourg, đã không người nào sống sót quá 10 năm nơi những miền đất rừng thiêng nước độc chịu đựng mọi hiểm nguy như: thú dữ, bệnh tật, khó nghèo này. Vậy mà cha P. Durisbourg đã đứng vững được trong suốt 35 năm. Sau đó cha mang bệnh như sốt rét rừng, kiết lỵ và có thể nhiều tật bệnh khác do nước độc ảnh hưởng tới gan ruột nên chữa không khỏi phải về Pháp. Và khi tầu cập bến cảng Marseille được ít hôm thì cha qua đời ở tuổi 65.

Vào năm 1929,  tức 39 năm sau ngày cha qua đời. Hội thừa sai Ba Lê mới cho ấn hành cuốn Hồi  ký của cha mang tên: Les sauvages Banhars.

Cuốn hồi ký này sau đó đã được dịch sang Tiếng Việt với nhan đề: Dân Làng Hồ, nắm 1972. Tôi đã đọc xong cuốn Hồi ký này và phải thú nhận không khỏi xúc động về sự hy sinh vô bờ bến của các thừa sai đầu tiên đến Tây Nguyên..

Cuốn sách này chẳng những có giá trị tài liệu có một không hai về tập tục, tín ngưỡng về bệnh tật, về các thần linh, về con người, về sinh hoạt làm ăn của dân Tây Nguyên.

Nó còn giúp những người trí thức có thói quen xếp hàng chế độ thuộc địa đến Việt Nam song song với sự truyền giáo đạo Thiên Chúa Giáo ..Nó cho thấy rắng những vị truyền giáo này đến Tây Nguyên không phải với cái tâm địa xâm chiếm và vụ lợi. phục vụ cho chế độ thực dân Pháp vốn đến sau họ hơn hai thế kỷ..

Tôi ước mong cuốn sách này được in lại một cách đẹp đẽ và được phổ biến rộng rãi mà tôi xin trách nhiệm edited lại nó trong một văn phong dễ hiểu hơn và truyền cảm hơn sau hàng gần thế kỷ bị bỏ quên! Ước vọng này được gửi đến bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này!!

Khi tôi viết những dòng này thì không hiểu Amai B’ Lan, tác giả Nước Mắt của rừng đã có cơ hội được đọc cuốn này chưa ? Nếu chưa thì xin liên lạc với anh Tưởng Năng Tiến để tôi gửi một bản photocopy biếu một tài liệu hiếm và quý giá này..

Cuốn sách thứ hai mới hơn - Có nhan đề Miền đất huyền ảo của cha Jacques Dournes - Các dân tộc  miền núi Nam Đông Dương- Populations montagnardes du Sud- 1950, do nhà văn bất đồng chính kiến Nguyên Ngọc dịch..Cuốn sách này chắc có thể kiếm được không mấy khó khăn ở Sài Gòn, nếu muốn. Cũng xin có lời trân trọng gửi đến nhà văn Nguyên Ngọc mà đôi lần tôi được dịp nói chuyện với ông.

Tất cả hai cuốn trên về giá trị tài liệu sống thực- tài liệu đầu nguồn- về con người Tây Nguyên thật vô giá!! Mà tôi nghĩ bất cứ ai cũng nên tìm đọc để hiểu rõ những người anh em thiểu số mà theo tác giả Amai B’Lan thì hiện nay họ đang bị hủy hoại bởi những tham vọng du lịch sinh thái làm biến chất họ..

Thật đau xót cho họ và vì thế mới có: Nước mắt của rừng.

Nếu các vị thừa sai thống hiểu được những nỗi khốn cùng của người dân Tây Nguyên thì nay Ami B’Lan hiểu được nỗi khốn khổ biến chất của họ .

Phần tài liệu thứ ba đã được tiểu thuyết hóa qua nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mà rất nhiều truyện tôi đánh giá là về giá trị hư cấu là tuyệt vời như trong các truyện ngắn như: Những Ngọn gió Hua Tát,  Truyện tình kể trong đêm mưa. Trong câu truyện này của Nguyễn Huy Thiệp - do làm giáo viên trên chợ Muong La..Đọc truyện này về sự trả thù của người dân miền Sơn cước, tôi không biết có chuyện nào hay hơn được thế không?

Về các chuyện của NHT, độc giả có thể tìm đọc trong các tuyển tập:Truyện ngắn NHT, Tác phẩm và dư luận..vv..

Khi nghe anh Tưởng Năng Tiến và Phan Ni Tấn giới thiệu Nước Mắt của Rừng thì dù lúc đó chưa có tác phẩm trong tay, tôi đã vội mừng, vì tôi nghĩ, nó đã đáp ứng một số điều suy nghĩ của tôi bấy lâu nay.

Tôi đã có cơ hội đọc hai tác giả ở trên, nhưng chưa bao giờ được có cơ hội sống giữa núi rừng cao nguyên- để có một kinh nghiệm hiện sinh- về những người anh em thiểu số..Tôi vẫn thích câu nói: Hãy cầm lấy mà đọc vả tự mình đánh giá cuốn sách mỏng- không thể gọi là chuyện- của một tấm lòng của một cháu gái 18 tuổi- nhẹ nhàng và dàn trải tâm sự trong nỗi bất lực- muốn đánh thức lương tâm con người thời đại.

Tôi nhắc cháu gái là Jacques Dournes không phải là vị thừa sai đầu tiên đến Tây Nguyên. (Trang 93 trong sách Nước Mắt cùa rừng).Người đầu tiên được phái đến truyển giáo cho các dân tộc Ba-na là các cha Combes và cha Fontaine và Pierre Bourisboure. Đặc biệt có thày Sáu Do, người Việt Nam..Trong chương I có ghi như sau: Những toan tính đầu tiên để thiết lập cơ sở truyền giáo nơi các dân tộc Thượng. Cuộc hành trình khảo sát của thầy Sáu Do.

[1] Les sauvages Bahnars, Dân Làng Hồ,  tác giả, LM Pierre Dousiboure,  trang 5.

 Trong khi đó cách viết của Jacques Dourmes sau này mang đậm nét nghiên cứu, suy luận, phóng chiếu vào nếp sống Tây Nguyên để định chế và hệ thộng hóa các xã hội nguyên sơ như trong các nghiên cứu tiếp theo sau này như: Tôn gíao của người miền núi vùng  Đồng Nai Thượng hay Rừng, đàn bà, điên loạn, hành trình qua miền mơ tưởng Gia Rai.

 Có thể nói Jacques Dourmes mang tính cách học giả hơn là một nhà truyền giáo.

Tôi đọc xong Nước Mắt của Rừng trong một chuyến đi ngắn ngày bênHoa Thịnh Đốn và nhận một thùng sách nhỏ cũng tại nơi đấy.

Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ.. Và như tác giả viết trong phần kết luận : Tôi thấy mình đang trôi đi trên một dòng sông, hai bên bờ, người Jrai mỉm cười vẫy tay chào.

Và một lời chót, tôi cũng muốn đóng góp một cách khác người trong chuyện ngắn mang vóc dáng Tây Nguyên trong câu chuyện Dì Xinh. Ai thích thì tìm đọc.

Nguyễn Văn Lục 

Bài đăng phổ biến